Với đặc điểm của cầu dầm bản BTCT thường là cấu tạo kết cấu đơn giản, dễ thi công và có chiều cao kiến trúc của bản thấp. Việc đúc bê tông tại chỗ kết cấu nhịp cầu bản có ưu điểm là thuận lợi cho việc tạo hình dáng, kiến trúc của cầu, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi xây dựng các cầu vượt đường ở các thành phố yêu cầu có hình dáng kiến trúc đẹp hay đối với các cầu nằm trên tuyến đường cong.
1. Tổng quan cầu
Cầu Cây Dung nằm trên tuyến đường liên thôn thuộc xã Lam sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Cầu thuộc dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường bộ địa phương (Lramp), trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Địa hình xây dựng cầu Cây Dung nằm trong khu vực đồng bằng, xung quanh chủ yếu ruộng lúa và hoa màu của địa phương, địa hình bằng phẳng không có gì đặc biệt. Địa chất cầu qua kết quả khoan tại các vị trí mố cầu dự kiến đặt mũi cọc công trình vào lớp sét màu xám xanh, trạng thái dẻo cứng đến cứng là đủ khả năng chịu tải của cầu. Thủy văn chịu ảnh hưởng bởi các đợt lũ lịch sử tương đối lớn.
3.1. Lựa chọn khẩu độ cầu và sơ đồ nhịp
Khẩu độ cầu được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo thoát nước, phù hợp với tổng quan. Sơ đồ nhịp được lựa chọn theo nguyên tắc Công nghệ thi công ổn định, sẵn có. Phù hợp với mặt cắt sông, điều kiện địa hình, địa chất thuận tiện trong thi công. Thuỷ văn công trình cầu Cây Dung được tính toán với tần suất P = 4%. Từ các nguyên tắc trên để đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật, chọn sơ đồ cầu 1x9m, chiều dài toàn cầu Lcầu = 15.06m (tính đến đuôi mố).
3.2. Kết cấu phần trên
- Dùng dầm bản BTCT thường đổ tại chỗ chiều dài L=9m, mặt cắt ngang gồm 1 dầm bản chiều cao dầm h=0.5m.
- Dốc ngang cầu i=1.5%.
- Lan can bằng BTCT, tay vịn bằng thép mạ kẽm.
- Gối cầu bằng bản thép, khe co giãn bằng thép.
4.1. Mặt bằng thi công
- Mặt bằng thi công cầu được bố trí bên phía mố M1 để thuận tiện triển khai công tác thi công, diện tích đất sử dụng chủ yếu là đất đường hai đầu cầu và đất ruộng. Để giảm chi phí xây dựng cầu dự kiến kết cấu mố sẽ tiến hành thi công vào mùa khô.
- Tập kết vật liệu.
- Lắp dựng hệ dầm thép I300, I200 trên mố cầu cũ.
- Lắp dựng ván khuôn dầm.
- Gia công, lắp đặt cốt thép đổ bê tông dầm bản.
- Bảo dưỡng bê tông dầm khi đạt cường độ, tiến hành tháo dỡ đào giáo, ván khuôn.
- Hoàn thiện thi công cầu.
4.4. Tiến độ thi công tổng thể
Dự kiến thi công trong vòng 3 tháng.
5. Kết luận, kiến nghị
a) Cao độ đặt mũi cọc:
- Cao độ đặt móng là dự kiến, cao độ chính thức sẽ được
quyết định sau khi mở hố móng ngoài hiện trường.
b) Về vật liệu:
- Cần tiến hành xác định rõ nguồn gốc và các chỉ tiêu cơ lý
của các loại vật liệu được sử dụng cho công trình như cát, đá, xi măng, thép
... và các vật liệu đặc chủng (vật liệu phòng nước, gối cầu, khe co giãn ...).
Tất cả những vật liệu đem vào sử dụng phải có đầy đủ chứng chỉ kiểm tra chất
lượng được TVGS và Chủ đầu tư kiểm tra chấp thuận.
c) Máy móc thiết bị và các công
trình phụ tạm:
- Các thiết bị phục vụ thi công cầu phải đảm bảo các tính
năng kỹ thuật phục vụ thi công và an toàn khi sử dụng. Cần phải tuân thủ và
thực hiện đầy đủ việc kiểm tra và nghiệm thu (như kiểm định, thử tải..) các máy
móc thiết bị phục vụ thi công.
- Với các hạng mục công trình phụ tạm cần kiểm tra, thử tải
... đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công.
d) An toàn lao động:
- Trong quá trình
thi công, đơn vị thi công cần tuân thủ các quy trình về an toàn lao động.
- Trước khi thi công đơn vị thi công phải trình tư vấn giám sát trình duyệt biện pháp tổ chức thi công, thiết bị sử dụng để kiểm soát mức độ an toàn trong quá trình thi công.
0 comments:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Bạn đã nhận xét