Rãnh chịu lực chữ U là rãnh bê tông cốt thép 3 cạnh, có tấm đan (nắp đậy) bằng bê tông cốt thép hoặc dùng tấm sàn grating, song chắn rác để thu thoát nước, được nối với nhau bằng gờ âm dương, tùy từng loại chịu lực hoặc tải vỉa hè sẽ có thiết kế khác nhau. Tấm đan bê tông là sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn sử dụng để lắp đặt cho các rãnh bê tông thoát nước, rãnh thu nước, hào kỹ thuật và rãnh thu nước mặt đường. Tấm đan có thể chỉ dày từ 80mm đến 100mm và bố trí một lớp thép, nhưng nếu tấm đan được sử dụng với mục đích chịu lực thì tùy mức độ chịu lực khác nhau việc thiết kế tấm đan là khác nhau từ chiều dày, bố trí cốt thép ... sản phẩm sao cho đạt mục đích và yêu cầu cụ thể của từng công trình.
1. Tác dụng của rãnh chịu lực chữ U
- Rãnh chịu lực chữ U là loại rãnh thích hợp với những công trình đòi hỏi một hệ thông thoát nước dài, được nối với nhau một cách chắn chắn đảm bảo sự lưu thông có thể diễn ra một cách dễ dàng nhất.
- Tương tự như rãnh bê tông thông thường, trong quá trình sử dụng rãnh chữ U, việc nạo vét hay khơi thông dòng chảy sẽ không phải diễn ra quá nhiều lần, thậm chí là không xảy ra, bởi vậy mà chi phí dành cho hoạt động quản lý công trình sẽ được giảm thiểu đáng kể.
- Sử dụng rãnh chữ U, nước thoát tốt, hạn chế được các rủi ro về ứ đọng nước, lụt lội, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của cư dân.
- Quá trình thi công, lắp đặt rãnh chữ U cũng khá đơn giản, nhanh chóng, không tốn thời gian ở các khâu tính toán kích thước … cơ bản, chỉ cần công trình xác định rõ loại rãnh tương thích là có thể ngay lập tức triển khai, đảm bảo thời hạn hoàn thành công trình như dự tính.
2. Kết cấu đối với rãnh chịu lực chữ U qua đường ngang
- Thân cống: Bê tông cốt thép 16MPa đúc sẵn.
- Sân cống, tường cánh: Bê tông 12Mpa đổ tại chỗ.
- Tấm bản: Bê tông cốt thép16Mpa đúc sẵn.
- Cốt thép tròn trơn D<10 sử dụng CB240-T.
- Cốt thép tròn D>10 sử dụng CB400-V.
3. Ưu nhược điểm của rãnh chịu lực chữ U
3.1. Ưu điểm
- So sánh về khả năng chịu lực, khả năng tiêu thoát nước và hiệu quả kinh tế, kỹ thuật giữa kết cấu rãnh xây, rãnh bê tông, bê tông cốt thép truyền thống với các sản phẩm rãnh lắp ghép thì rãnh lắp lắp ghép có nhiều lợi thế hơn.
- Rãnh bê tông cốt thép đúc sẵn có chiều dài 1m/1 đốt rãnh và chiều cao tương tự rãnh bê tông cốt thép đổ tại chỗ, tuy nhiên rãnh bê tông cốt thép đúc sẵn được đúc trong bãi, chất lượng được đảm bảo, có thể áp dụng nhiều phương pháp thi công nên chiều dày thành rãnh mỏng hơn. Mối nối giữa các đốt rãnh là ngàm âm dương và vữa xi măng M100.
- So với rãnh đổ tại chỗ, rãnh đúc sẵn có giá thành xây dựng thấp hơn khoảng 7%.
- Rãnh bê tông đúc sẵn được thi công trong bãi, nhà xưởng nên chất lượng vật liệu, ván khuôn, cốt thép, công tác đổ bê tông, bảo dưỡng được đảm bảo do vậy rãnh bê tông đúc sẵn có chất lượng đảm bảo, đồng đều, việc thi công rãnh không chịu ảnh hưởng của thời tiết.
3.2. Nhược điểm
- Việc thiết kế tương tự như thiết kế rãnh bê tông đổ tại chỗ, tuy nhiên luôn phải lưu ý xác định vị trí cửa xả và điểm đầu đổi dốc dọc thoát nước sao cho khi chia chiều dài cho chiều dài đốt rãnh và mối nối sẽ được một số nguyên dương.
- Thiết kế dốc dọc đáy rãnh nên theo dốc dọc của đường đỏ. Trường hợp bắt buộc do vị trí cửa xả đặc biệt, cần phải bố trí dốc dọc đáy rãnh ngược với dốc dọc đường đỏ thì phải sử dụng các loại rãnh với chiều cao khác nhau, láng bê tông dưới đáy rãnh đảm bảo thoát nước và có mối nối đặc biệt bằng bê tông dưới đáy rãnh. Đây là nhược điểm so với rãnh đổ tại chỗ, rãnh đổ tại chỗ linh hoạt hơn hẳn trong việc điều chỉnh chiều dày đáy rãnh.
4. Kết luận, kiến nghị
- Sau khi phân tích các ưu, nhược điểm, giá thành và các vấn đề xảy ra trong quá trình thi công, kiến nghị các công trình tại những khu vực đặc biệt, khó khăn công tác giải phóng mặt bằng, thời gian thi công nhanh, cần thoát nước mặt đường nên áp dụng rãnh thoát nước đúc sẵn. Tuy nhiên, tại những vị trí cần thiết phải điều chỉnh dốc dọc rãnh, bán kính đường cong quá nhỏ, hoặc vướng mặt bằng, cần điều chỉnh vị trí các công trình trên mặt đất vào lòng rãnh thì vẫn nên sử dụng rãnh đổ tại chỗ để xử lý cục bộ.
- Những lưu ý về vận chuyển và bảo quản rãnh chữ chịu lực chữ U
+ Là sản phẩm được làm từ bê tông nên bắt buộc chỉ được tiến hành bốc, xếp, vận chuyển rãnh khi mà cường độ bê tông đạt mức tối thiểu 70% so với thiết kế.
+ Rãnh chữ U phải được xếp, dỡ bằng cần cẩu với móc dây cáp mềm hoặc các thiết bị nâng đỡ chuyên dụng, hạn chế tình trạng làm hỏng sản phẩm.
+ Quá trình vận chuyển, rãnh chữ U phải được gắn với phương tiện và có sự ràng buộc, hạn chế va đập, xô đẩy, gây ra hiện tượng nứt, hỏng, sứt vỡ bê tông ở vị trí các cạnh trong và ngoài, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả sử dụng.
+ Có sự phân biệt rõ ràng giữa các rãnh sau khi trải qua quá trình kiểm tra chất lượng, được phân định thành các ô cùng loại và đặt các miếng đêm gỗ tại vị trí gữa các lớp sản phẩm.
#congtythanhvinh #banve
0 comments:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Bạn đã nhận xét