Chào mừng bạn đến vớiXÂY DỰNG THÀNH VINH. Công ty được thành lập ngày 20/5/2009 tại giấy phép ĐKKD số 2901078340, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cấp. Lĩnh vực kinh doanh chính: Khảo sát địa hình, địa chất; Lập Quy hoạch xây dựng; Lập DA đầu tư xây dựng; Thiết kế; Thẩm tra; Tư vấn giám sát. Địa chỉ: Phòng 703, tầng 7, Chung cư Dầu Khí, 37C Lê Văn Hưu, Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An; Điện thoại: 0238801033; 0904171599; Fax: 0238801033; Email: thanhvinhjst@gmail.com; Web: thanhvinhjsc.blogsport.com
Chào mừng bạn đến với XÂY DỰNG THÀNH VINH

Ngôn ngữ

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

Hồ sơ thiết kế cầu dầm bản rỗng nhịp 12m cầu Đá

Dầm bản BTCT DƯL căng trước là loại dầm được sử dụng rất phổ biến hiện nay cho các cầu nhịp giản đơn. Thường dùng trong các cầu vừa và nhỏ hoặc cầu dẫn cho cầu lớn. Cốt thép ứng lực trước được kéo căng ra trước trên bệ khuôn đúc bê tông trước khi chế tạo kết cấu bê tông (như căng dây đàn). Sau đó kết cấu bê tông được đúc bình thường với cốt thép ứng lực trước như kết cấu bê tông cốt thép thông thường. Đến khi bê tông đạt đến một giá trị cường độ nhất định để có thể giữ được ứng lực trước, thì tiến hành cắt cốt thép rời ra khỏi bệ căng. Do tính đàn hồi cao của cốt thép, nó có xu hướng biến dạng co lại dọc theo trục của cốt thép. Nhờ lực bám dính giữa bê tông và cốt thép ứng lực trước, biến dạng này được chuyển hóa thành biến dạng vồng ngược của kết cấu bê tông so với phương biến dạng khi kết cấu bê tông chịu tải trọng. Phương pháp này tạo kết cấu ứng lực trước nhờ lực bám dính giữa bê tông và cốt thép, và được gọi là phương pháp căng trước vì cốt thép được căng trước cả khi kết cấu bê tông được hình thành và đạt tới cường độ thiết kế. Phương pháp này, cần có một bệ căng cố định nên thích hợp cho việc chế tạo các kết cấu bê tông ứng lực trước đúc sẵn trong các nhà máy bê tông đúc sẵn. Ưu điểm của phương pháp căng trước là có thể phân bố lực nén đều đặn trong cấu kiện dựa trên lực bán dính trên suốt chiều dài cốt thép nên ít có rủi ro do tổn hao ứng lực trước. Nhược điểm của phương pháp này là phải lắp đặt bệ tỳ phức tạp.

Binh-do-cau-da

1. Tổng quan cầu 

- Cầu Đá tại km555+360.18 bắc qua sông Kênh thuộc địa phận huyện Kỳ Anh, nằm trên QL1A thuộc dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng QL1A, đoạn Nam tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh - Kỳ Anh (Vũng Áng), tỉnh Hà Tĩnh. Cầu được xây dựng một đơn nguyên bên cạnh cầu cũ, cách mép cầu cũ 0.75m. Cầu cũ hiện tại còn tốt và tận dụng làm một đơn nguyên bên cạnh cầu mới.

- Hiện trạng cầu Đá cũ được thiết kế nằm trên đường thẳng được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2000, trọng tải thiết kế H30-XB80, tần suất thiết kế P=4%Khổ cầu B=10 + 2x0.5 = 11m; Mặt cắt ngang cầu gồm 5 dầm T, L=12m; Khoảng cách giữa các dầm a= 2.1mMố cầu được thiết kế kiểu mố chữ U; Kết cấu lan can bằng thép hình. Hiện tại lớp phủ mặt cầu, khe co giãn trên cầu đã bị bong tróc hư­ hại nặng. Tuy nhiên hệ thống các dầm cầu vẫn đảm bảo khả năng lư­u thông các ph­ương tiện qua lại.

Địa hình khu vực xây dựng cầu tương đối bằng phẳng, hai bên là ruộng lúa, nhà dân thưa thớt, hai bên bờ sông t­ương đối ổn định, dòng chảy thẳng, độ dốc dọc lòng sông không lớn. Địa chất cầu qua kết quả khoan tại các vị trí đặt mố cầu cho thấy nền đất yếu. Về chế độ thủy văn, theo số liệu điều tra thực tế, trong khu vực xây dựng cầu đã xảy ra lũ lớn vào các năm 2000, 1989 và 1973. Trong đó, lũ lớn nhất xảy ra năm 2000, lũ lớn thứ hai xảy ra năm 1989 và lũ lớn thứ ba xảy ra năm 1973. Tình trạng xói lở lòng suối, qua quan sát tại hiện tr­ường cho thấy lòng suối không có xói lở cục bộ, địa chất lòng suối tốt.

Cat-doc-cau-da

Mat-bang-cau-da
2. Quy mô xây dựng cầu 
- Đối với cầu cũ: Giữ nguyên kết cấu thượng, hạ bộ cầu cũ, chỉ thay thế lớp phủ mặt cầu cũ; Nâng cao lan can cũ và hệ thống thoát n­ước cầu cũ; Thay thế toàn bộ khe co giãn trên cầu cũ (theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 18-79).
Đối với cầu mới: Cầu xây dựng vĩnh cữu bằng BTCT và BTCT DƯL (theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05); Tải trọng HL93, ng­ười đi bộ 3x10­­-3Mpa; Tần suất thiết kế p = 4%; Khổ cầu B = 9.5 +2x0.5 = 10.5 (m); Sông không thông thuyền, không có cây trôi; Vùng động đất cấp 7; Đường hai đầu cầu thiết kế đường cấp III đồng bằng theo tiêu chuẩn đường ô tô (TCVN 4054 – 2005).
Cat-ngang-cau-da
3. Giải pháp xây dựng cầu
3.1. Giải pháp thiết kế cầu cũ
- Lớp phủ mặt cầu cũ thay thế bằng lớp bê tông nhựa dày 7cm, trên lớp bê tông cốt thép D6 (100x100)mm độ dốc 1 mái i=2% ra ngoài; Tạo lớp phòng n­ước dạng phun giữa lớp bê tông nhựa và lớp BTCT.
- Nâng cao lan can cũ và hệ thống thoát n­ước cầu cũ.
- Thay thế toàn bộ khe co giãn trên cầu cũ.
3.2. Giải pháp thiết kế cầu mới

3.2.1. Lựa chọn khẩu độ cầu và sơ đồ nhịp

Khẩu độ cầu được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo thoát nước, phù hợp với tổng quan. Sơ đồ nhịp được lựa chọn theo nguyên tắc Công nghệ thi công ổn định, sẵn có. Phù hợp với mặt cắt sông, điều kiện địa hình, địa chất thuận tiện trong thi công. Thuỷ văn công trình cầu Đá được tính toán với tần suất P = 4%; Q4%=37.2m3/s. Cao độ mực n­ước thiết kế Htk4% = 2.87m. V4%=2.08 m/s . Khẩu độ cần thiết thoát nước L0 = 8.5m. Từ các nguyên tắc trên để đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật, chọn sơ đồ cầu 1x12m, chiều dài toàn cầu Lcầu = 20.10 m (tính đến đuôi mố). Cầu được xây dựng sát với vị trí cầu cũ về phía hạ lưu dòng chảy.

3.2.2. Kết cấu phần trên

Cầu gồm 1 nhịp giản đơn bản BTCT DƯL, chiều dài nhịp12m, chiều dài toàn cầu LTC = 20.10 m (tính đến đuôi mố). Mặt cắt ngang cầu gồm 10 Dầm bản rỗng cao 52 cm, rộng 1m, mỗi bản bố trí 21 bó cáp DƯL loại 12.7mm. Dầm bản rỗng bằng BTCT DƯL kéo trước 40 MPa. Khe co giãn dạng ray: Ray thép cường độ cao theo ASTM A706, grade 50 và tiêu chuẩn tấm cao su ngăn n­ước: Độ cong 55+-5 shore (ASTM D 2240), cườ­ng độ chịu kéo nhỏ nhất 14 (Mpa) (ASTM D 412), độ giãn dài nhỏ nhất 350% (ASTM D 412); Gối cầu dạng gối cao su bản thép kích th­ước (250x150x35)mm (thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN217-1994 của Bộ Giao thông vận tải); Lan can bằng ống thép tráng kẽm kết hợp với bê tông; Lớp phủ mặt cầu gồm 3 lớp: Bê tông nhựa chặt C20 loại I dày 7cm; Lớp phòng n­ước dạng phun và lớp bê tông l­ưới thép liên kết bản C30 dày 10 cm. Ống thoát n­ước làm bằng gang đường kính D=150mm. Độ dốc dọc cầu 0%, tạo dốc ngang cầu 2% bằng xà mũ. 
Cot-thep-dam-ban
3.2.3. Kết cấu phần dưới

Mố M1&M2 dạng mố chữ U bằng BTCT C30, bệ mố đặt trên hệ 17 cọc đóng BTCT 40cmx40xm, chiều dài cọc dự kiến Ldk=7.6(6.6)m. Sau mố bố trí bản quá độ đổ tại chỗ. Nón mố được gia cố bằng đá hộc xây vữa f’c=10Mpa dày 30cm, chân khay bằng bê tông f’c=15Mpa gia cố bằng cọc tre 25 cọc/m2. 

Cau-tao-coc-dong
3.4. Đường hai đầu cầu
Nền đường rộng 23.25m, mặt đường rộng 22.25m trên đọan 10m tiếp giáp mố cầu, sau đó vuốt nối về nền đường tiêu chuẩn nền đường rộng 20.5m, mặt đường rộng 19.5m trên đoạn 30m tiếp theo. Ta luy 10m đường sau đuôi 2 mố được gia cố bằng đá hộc xây vữa XM 10Mpa, chân khay bằng đá hộc xây vữa XM 10Mpa. Xử lý nền đất yếu gồm bóc lớp đát yếu theo chiều sâu tính toán, thay thế bằng lớp cát hạt nhỏ bọc bằng vải địa kỹ thuật. Kết cấu áo đường với Eyc=160Mpa gồm lớp móng cấp phối đá dăm loại II dày 36cm; Lớp cấp phối đá dăm loại I dày 28cm, t­ưới nhựa thấm bám 1.0kg/m2; Lớp bê tông nhựa chặt 25 loại I dày 7cm, t­ưới nhựa dính bám 0.5Kg/m2; Lớp bê tông nhựa chặt 20 loại I dày 6cm.
Trac-doc-cau-da
4. Tổ chức thi công
4.1. Thi công mố
- San tạo mặt bằng, tập kết vật tư­ thiết bị.
- Định vị tim mố, tim cọc.
- Đóng cọc thử, sau 7 ngày vỗ lại.
- Khi có kết quả đóng cọc thử tiến hành di chuyển búa đóng các cọc còn lại.
- Đào hố móng bằng cơ giới kết hợp với thủ công, đập đầu cọc.
- Vệ sinh hố móng, lắp dựng cốt thép, ván khuôn thanh chống đổ bê tông các hạng mục của mố.

4.2. Thi công kết cấu nhịp

- Dầm được đúc tại bãi đúc dầm bố trí ở đầu mố M1.

- San tạo mặt bằng, tập trung vật tư­ thiết bị, tiến hành đúc dầm. Khi bê tông đạt 100% cường độ mới được phép tiến hành lao dầm ra vị trí cẩu lắp.

- Vận chuyển dầm từ bãi đúc ra vị trí cẩu lắp.

- Dùng cần cẩu 50T cẩu lắp lần l­ượt các phiến dầm vào vị trí trên KCN.

- Đổ bê tông bản mặt cầu, lan can và hoàn thiện các bộ phận còn lại.

- Lắp đặt lan can mềm, cắm biển báo và hoàn thiện toàn bộ cầu.

- Thi công đường vào cầu và các công tác hoàn thiện khác đảm bảo mỹ quan.

4.3. Bố trí mặt bằng công tr­ường

- Bãi đúc dầm, lán trại công nhân, bãi tập kết vật liệu, trang thiết bị thi công, được bố trí ở sau mố M1.

4.4Tiến độ thi công tổng thể

Dự kiến thi công trong vòng 9 tháng.

5. Kết luận, kiến nghị

Tr­ước khi thi công đơn vị thi công phải trình TVGS biện pháp tổ chức xây dựng, thiết bị sử dụng, các công nghệ thi công. Với kết cấu đòi hỏi kỹ thuật phức tạp phải có sự xem xét chấp thuận của cơ quan có trách nhiệm nhằm đảm bảo độ an toàn trong quá trình thi công và chất l­ượng công trình.

- Chiều dài cọc được quyết định sau khi có kết quả đóng cọc thử.

- Việc thi công kết cấu dầm bản BTCT DƯL L=12m phải có quy trình công nghệ được TVGS và Chủ đầu tư chấp thuận.

- Không được thi công móng mố trong mùa lũ.

- Chỉ được triển khai thi công sau khi có đủ cơ sở xác định tình trạng bom mìn trong khu vực.

- Thang thải lòng sông sau khi thi công các mố.

- Có biện pháp phòng ngừa tích cực, không ảnh h­ưởng đến môi tr­ường.

- Sau khi thi công xong cần thử tải cầu tr­ước khi đư­a vào khai thác.

#tvxdthanhvinh #banve

xem thêm


0 comments:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Bạn đã nhận xét

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thông tin liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

 
BACK TO TOP
A+
A-