THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
KHẢ THI
CÔNG TRÌNH: SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG CÁC ĐOẠN KM1365 – KM11365+200; KM1365+600-KM1368; KM1369-KM1369+200; KM1370-KM1370+700; KM1370+800-KM1371, ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ,TỈNH QUẢNG NAM
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
CHUNG
1.1. TỔNG QUAN:
- Đường Hồ Chí Minh là
một con đường giao thông huyết mạch tại Việt Nam, dài khoảng 3.167Km và cũng là
con đường thứ 2 chạy từ Bắc vào Nam của Việt Nam, cùng với quốc lộ 1. Đường Hồ
Chí Minh chạy qua vùng núi phía tây, được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng
một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn.
- Ngày 05 tháng 4 năm
2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1. Ngày 03 tháng 02 năm
2004, tại kỳ họp thứ 6, khóa XI, Quốc hội Việt Nam đã có Nghị quyết số
38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, và xác định đây
là công trình quan trọng quốc gia.
- Qua thời gian khai thác
đến nay, nhiều đoạn tuyến đã xuất hiện hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng
lớn đến khả năng khai thác và an toàn giao thông. Trong đó, có đoạn qua địa
phận Quảng Nam đã được đầu tư XDCB hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2004.
Hiện tại, mặt đường hiện trạng đã và đang xuống cấp, xuất hiện hư hỏng lớn làm
ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác và an toàn giao thông.
- Đoạn tuyến Km1365+00 –
Km1371+000 đi qua huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam; đoạn do Cục quản lý đường bộ
III quản lý khai thác.Đoạn tuyến có mặt đường BTN 2 làn xe rộng trung bình Bm =
7m (không kể mở rộng đường cong và nút giao). Bên trái tuyến là sông, bên phải
tuyến là núi cao. Dân cư tâp trung thưa thớt dọc 2 bên tuyến.
- Hiện tại đoạn tuyến nói
trên đã xuất hiện nhiều hư hỏng (Rạn nứt mai rùa, nứt đơn dọc, ngang, bong
tróc, mặt nhựa bị lão hóa, bạc đầu…). Đặc biệt là hư hỏng rạn nứt mai rùa xuất
hiện nhiều làm ảnh hưởng đến lưu thông trên tuyến, về lâu dài sẽ gây hư hỏng
nặng kết cấu móng và nền đường, gây mất an toàn giao thông cho người và các
phương tiện khi tham gia lưu thông, giảm khả năng khai thác của các đoạn tuyến.
Các tấm nắp rãnh thuộc hệ thống thoát nước dọc tuyến bị hư hỏng, mất cục bộ tại
nhiều vị trí. Hệ thống vạch sơn trên đoạn tuyến bị mờ, bong tróc không còn phát
huy tác dụng đẩm bảo ATGT…
Tổng cục Đường bộ Việt
Nam đã có Quyết định số 2765/QĐ-TCĐBVN ngày 16/8/2019 của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam về việc cho phép chuẩn bị đầu tư công trình sửa chữa trên hệ thống
quốc lộ;
1.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Quyết định số 3726/QĐ-TCĐBVN ngày 01/10/2018 của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản
lý đường bộ III trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Luật
Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12;
- Các Nghị định của Chính phủ: số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; số
32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng và số
42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình;
- Các Thông tư của Bộ Xây dựng: số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng
dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số
06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình; số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 quy định chi tiết và hướng
dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng
công trình; số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 hướng dẫn xác định và quản lý chi
phí khảo sát xây dựng;
- Các Quyết định ban hành Định mức của Bộ Xây dựng: số 1354/QĐ-BXD ngày
28/12/2016 về Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát ban hành; số
79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
số 1776/2007/BXD-VP ngày 16/8/2007 về dự toán xây dựng công trình - Phần xây
dựng; số 1149/QĐ-BXD ngày 09/11/2017 về Định mức dự toán xây dựng công trình -
Phần sửa chữa; số 1129/QĐ-BXD ngày 07/12/2009 về dự toán xây dựng công trình -
Phần sửa chữa; số 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011, số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012;
số 588/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 về dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng
(sửa đổi và bổ sung); số 587/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 về dự toán xây dựng công
trình - Phần lắp đặt; số 1329/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 về sử dụng vật liệu trong
xây dựng; số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 về hao phí xác định giá ca máy và
thiết bị thi công xây dựng công trình;
- Căn cứ Quyết định số 2765/QĐ-TCĐBVN ngày 16/08/2019 của Tổng cục Đường
bộ Việt Nam về việc cho phép chuẩn bị đầu tư công trình sửa chữa trên hệ thống
quốc lộ;
Căn cứ Văn bản số 5709/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 28/8/2019 của Tổng cục ĐBVN về
việc thực hiện kế hoạch bảo trì đường bộ năm 2019 và năm 2020;
- Các văn bản pháp quy khác có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và
các quy chuẩn, quy trình, quy phạm xây dựng hiện hành.
Căn
cứ hồ sơ khảo sát địa hình của Công
ty TNHH đầu tư xây dựng 228, lập tháng 8 năm 2019.
1.3. MỤC TIÊU
VÀ PHẠM VI DỰ ÁN:
1.3.1. Mục tiêu.
- Hiện tại trên đoạn tuyến này đã xuống cấp khá nghiêm trọng,
nhiều vị trí trên tuyến bị rạn nứt, lún lõm cục bộ, xuất hiện các vị trí mặt
đường bị bong bật, hư hỏng kết cấu. Vì vậy, khi trời mưa nhiều vị trí thường bị
đọng nước trên mặt đường gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường phát sinh
tăng theo thời gian do chịu tác động của môi trường và tải trọng xe.
- Để hạn
chế hiện tượng xuống cấp mặt đường và nâng cao năng lực phục vụ của tuyến
đường, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến trong điều kiện nguồn vốn đầu tư
nâng cấp cải tạo khó khăn thì việc đầu tư sửa chữa mặt đường các đoạn tuyến
trên là rất cần thiết.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nền, mặt đường. hệ thống ATGT đoạn Km1365+00-Km1371+00,
đường Hồ Chí Minh;
- Tổng chiều dài sửa chữa mặt đường
và thảm BTN mặt đường 3.75km.
1.3.3. Địa điểm xây dựng: Từ Km1365+000-Km1371+000, đi qua huyện Phước Sơn tỉnh Kon
Tum.
1.4. HỆ THỐNG QUY
TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG
1.4.1.
Khảo sát.
- Quy trình
khảo sát đường ô tô 22 TCN 263-2000;
- Quy phạm đo
vẽ địa hình theo tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90;
- Công tác trắc
địa trong xây dựng công trình – yêu cầu chung TCVN 9398:2012;
- Quy trình xác
định mô đun đàn hồi chung của áo đường bằng cần đo độ võng Benkelman 22 TCVN
8867:2011;
1.4.2.
Thiết kế.
- Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế TCVN 4054-05;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT;
- Các quy định về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp cào bóc tái sinh
nguội do Bộ GTVT ban hành và các chỉ dẫn kỹ thuật thi công, nghiệm thu có liên
quan;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7493:2005 Bitum - Yêu cầu kỹ thuật;
- Thi công và nghiệm thu lớp BTN theo TCVN 8819:2011:”Mặt đường BTN nhựa
nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu”;
- Yêu cầu kỹ thuật phương pháp thử, thi công và nghiệm thu - Sơn tín
hiệu giao thông vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo TCVN 8791:2001;
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06;
- Nhũ tương nhựa theo TCVN 8817-1:2011:”Nhũ tương nhựa đường a xít – Yêu
cầu kỹ thuật và phương pháp thử”.
- Tiêu chuẩn cơ sở về tổ chức giao thông và bố trí phòng hộ khi thi công
trên đường bộ đang khai thác TCCS14:2016/TCĐBVN.
- Quyết định 3552/QĐ-BGTVT ngày 22/9/2014 V/v Ban hành Quy định kỹ thuật
thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng bi tum
bọt và xi măng trong kết cấu áo đường ô tô“
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan;
1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN
CỨU:
1.5.1.Tổ chức thực hiện.
Cấp thẩm quyền
quyết định đầu tư: Tổng Cục đường bộ Việt Nam
Chủ đầu tư: Cục Quản lý
đường bộ III. Địa chỉ: 16 Lý Tự Trọng, TP. Đà Nẵng.
Đơn vị lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi: Công ty TNHH đầu tư xây dựng
228.
1.5.2. Quá
trình nghiên cứu.
- Tiến
hành thu thập các số liệu, làm việc với các cơ quan có liên quan và
các địa phương có tuyến đi qua.
- Công tác khảo sát tuyến và các công
trình trên tuyến tháng 06 /2019.
CHƯƠNG 2:
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC TUYẾN ĐI QUA
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.
- Đường Hồ Chí Minh đoạn Km1365+000
– Km 1371+000 đi qua địa phận huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Huyện Phước Sơn là một huyện
miền núi cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Nam, Cách thành phố Tam Kỳ 130 km về hướng Tây, cách thành
phố Đà Nẵng 145 km về hướng Tây Nam. Giáp huyện Nam Giang ở phía bắc, phía Đông
giáp huyện Hiệp Đức; phía Nam giáp huyện Bắc Trà My; phía Tây giáp huyện Đăk
Glei - tỉnh Kun Tum.
Huyện lỵ Phước Sơn đóng tại
thị trấn Khâm Đức, cách thành phố Tam Kỳ 130 km về hướng Đông Bắc, cách thành
phố Đà Nẵng 135 km về hướng Đông Nam
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
2.2.1. Đặc điểm địa hình.
- Huyện Phước Sơn nằm trên
triền Đông dãy Trường Sơn và bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi cao và sông sâu, độ
dốc lớn. Đồng thời chảy thấp dần từ Tây sang Đông, tạo nên hai vùng cao và vùng
thấp khá rõ rệt. Vùng cao có 9 xã và thị trấn, chiếm 3/4 diện tích toàn huyện,
độ cao trung bình trên 1.000 mét, có nhiều núi cao trên 1.500 mét; cao nhất là
ngọn Poltăm Heo (Ngok Lum Heo) 2.045 mét, ngọn Ngok-Ti-On 2.032 mét và ngọn Pol
Gơlê Zang (Xuân Mãi) 1.834 mét. Địa hình vùng núi cao được kiến tạo trên đá nền
granit và đá biến chất granitnai, paranai... Vùng thấp là địa hình chuyển tiếp
từ Tây sang Đông, có hai xã Phước Hòa và Phước Hiệp chiếm 1/4 diện tích, độ cao
trung bình dưới 500 mét, độ dốc từ 20 - 250, địa hình tương đối bằng phẳng và
được kiến tạo trên nền đá granit, granitnai và paranai. Với địa hình núi non
hiểm trở, vùng thấp là cửa ngõ tiếp giáp với đồng bằng. Vùng cao có ranh giới
chung với tỉnh Kon Tum và sát biên giới Lào, là địa bàn chiến lược quan trọng
về quân sự. Đây chính là điều kiện khách quan để Phước Sơn, cùng các huyện miền
núi khác của tỉnh Quảng Nam tạo thành vùng căn cứ địa cách mạng vững chắc qua
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
2.2.2. Đặc điểm địa chất:
Ngọc Hồi có diện tích tự nhiên là 114.479,31 hecta, Đất phù sa sông
suối (Pj) có 1.570,26 ha, phân bổ dọc theo các sông suối. Đất nâu tím trên đá
paranai (Fe) có 310,03 ha, phân bổ ở địa hình núi cao. Đất nâu vàng trên phù sa
cổ (Fp) có 435,05 ha, phân bố ở vùng thấp và Khâm Đức. Đất đỏ vàng trên đá sét
và đá biến chất (Fs) có 40.573,02 ha, phân bố hầu hết các xã trong huyện. Đất
nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk) có 2.230,34 ha, phân bố ở các xã
vùng trung. Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa) có 34.100 ha phân bố đều ở các
xã trong huyện. Đất mùn đỏ trên đá paranai (Hs) 3.350,23 ha, phân bố ở các xã
Phước Kim, Phước Thành. Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Ha) 21.700,71
ha, phân bố trên địa hình các xã vùng cao. Đất dốc tụ (D) 535,12 ha, phân bố ở
các xã vùng thấp và thung lũng Khâm Đức
2.2.3. Tài nguyên
- Đất, rừng:
Rừng phần lớn là rừng nguyên sinh
có nhiều gỗ quý như cẩm lai, dáng hương, pơ mu, thông… tỉnh Quảng Nam có khoảng
hơn 300 loài thực vật, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Động vật nơi
đây cũng rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165
loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim. Thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ,
chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Bên cạnh các loài thú, Quảng Nam còn có nhiều
loại chim quý cần được bảo vệ.
Nguồn tài nguyên khoáng sản trong
lòng đất rất phong phú. Qua tài liệu điều tra có các loại như: vàng mỏ, vàng sa
khoáng, đồng, chì, cao lanh, ti tan, đá granít...
-
Nước: Huyện Phước Sơn có các sông chảy
qua: Sông Đăk My dài 56 ki-lô-mét, phát nguyên từ núi Ngok Lum Heo và các phụ
lưu suối Đăk Sa, Đăk Chè; rộng bình quân 200 mét, lòng sông hẹp và sâu tạo điều
kiện khá thuận lợi về phát triển thủy điện
2.2.4. Khí hậu
Phước Sơn là một trong những
vùng của tỉnh Quảng Nam có lượng mưa trung bình từ 3.150 - 3.500 mm, lượng mưa
nhỏ nhất 1.857 mm, lớn nhất 5.337 mm, tạo nên nguồn nước dồi dào đổ ra các sông
suối lớn như: Sông Đăk My dài 56 ki-lô-mét, phát nguyên từ núi Ngok Lum Heo và
các phụ lưu suối Đăk Sa, Đăk Chè; rộng bình quân 200 mét, lòng sông hẹp và sâu.
Vào mùa mưa lũ nước sông dâng nhanh, lưu tốc lớn, hiện nay trên dòng sông Đăk
My được khai thác làm các nhà máy thủy điện có công suất từ 100 - 200 MGW. Sông
Trường phát nguyên từ núi Pol Gơlê Zang (xuân Mãi) chảy ra sông Gia và sông Trà
Nô đổ về sông Thu Bồn. Ngoài ra còn có sông Đắk Mét, suối Đăk Glon, Đăk Xa Oa,
Đăk Xe...tạo nguồn nước dồi dào đổ ra các sông lớn chảy về vùng đồng bằng. Các
sông, suối Phước Sơn, ngoài việc cung cấp nguồn lợi thủy sản, còn tích trữ
nguồn thủy năng dồi dào để phát triển công nghiệp điện và cung cấp nước sinh
hoạt phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
Khí hậu Phước Sơn quanh năm mát mẻ,
nhiệt độ trung bình trong năm 21,8 0C, cao nhất là 39,4 0C và thấp nhất là
160C. Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi cao và xa biển, nên biên độ nhiệt
giữa bốn mùa cũng như ngày và đêm thay đổi lớn. Mùa khô từ tháng 02 đến tháng
8; mùa hè chịu tác động bởi hướng gió Nam, thường có mưa giông, sấm sét, nhưng
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 9 năm trước và kéo dài đến tháng 01 năm sau, nhưng ít chịu ảnh hưởng
của bão. Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là gió mùa Đông Bắc với mức độ nhẹ.
Ẩm độ trung bình 90%, lượng bốc hơi trung bình 800 mm. Sương mù thường xuất
hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau.
2.3 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
- Dân số của huyện Phước Sơn năm
2018 khoảng 23.570 người, gồm 15 dân tộc (Bh'noong, Kinh, Ca
Dong, Giẻ, Tày, Nùng, Mường, Sán Dìu, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều, Pacô, Giá Rai, Hơ
Rê, Co và Ve). Người Bh'noong chiếm 59%, người Kinh 32%, các dân tộc khác 9%.
- Tổ chức hành chính Huyện Phước
Sơn có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Khâm Đức (huyện
lỵ) và 11 xã: Phước Chánh, Phước Công, Phước Đức, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước
Kim, Phước Lộc, Phước Mỹ, Phước Năng, Phước Thành, Phước Xuân.
2.4 HẠ TẦNG GIAO THÔNG
- Đường sông: Hệ thống sông ngòi ít, dốc nên
giao thông đường thủy kém phát triển do đó giao thông phụ thuộc nhiều vào hệ
thống đường bộ.
- Đường bộ:
- Phước Sơn là nơi giao nhau
của các tuyến đường:
+ đường Hồ Chí Minh nối Đà Nẵng với các tỉnh
Tây Nguyên; Quốc lộ 14E nối Phước Sơn với Quốc lộ 1; Đường Trường Sơn Đông nối Phước
Sơn với các tỉnh Tây Nguyên và hệ thống các tuyến đường huyện nối các xã vùng
cao.
2.5 TÌNH HÌNH KINH TẾ:
Tổng diện tích gieo trồng 2.118
ha, đạt 96% KH. Trong đó: Vụ Đông Xuân gieo trồng 970/1076 ha (giảm 100 ha so
với cùng kỳ): Lúa nước 498/503 ha, đạt 99% KH, năng suất đạt 42,8 tạ/ha, sản
lượng 2.133 tấn, tăng 38 tấn so với cùng kỳ; ngô 207/260 ha, đạt 79,6% KH; sắn
200/250 ha, đạt 80% KH; rau, đậu các loại 65/63 ha, đạt 103% KH.
Vụ Hè Thu đến nay đã gieo
trồng 1.148/1135 ha (tăng 22 ha so với cùng kỳ): Lúa nước 370/350 ha, đạt 105%
KH; lúa rẫy 550/560 ha đạt 98% KH; Ngô
140/160 ha đạt 87,5% KH; Sắn 33/40 ha, đạt 82,5% KH; rau, đậu các loại 45/35
ha, đạt 77,8% KH. Tổng đàn gia súc 11.839 con (trâu 2.971, bò 4.213 con, heo
4.320, dê 335 con); gia cầm 28.000 con. Thường xuyên theo dõi và kịp thời khống
chế các dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc; tổ chức tiêm phòng đợt 2 tại 12/12
xã, thị trấn, đạt tỷ lệ 61,6% tổng đàn. Triển khai trồng cây dược liệu (đảng
sâm, ba kích tím, sa nhân tím) tại các xã Phước Lộc, Phước Thành, Phước Công,
Phước Chánh và Phước Mỹ với tổng kinh phí 1.093,2 tỷ đồng, tổng diện tích 29
ha; quy hoạch trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2018 – 2025 với diện tích 1.000 ha.
Thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng thuộc các chương trình, dự án trên địa
bàn huyện đến các hộ, nhóm hộ và cộng đồng dân cư với tổng diện tích 71.788,77
ha. Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản, 9 tháng đầu năm
đã phát hiện bắt giữ và xử lý 159 vụ vi phạm pháp luật về QL&BVR, thu giữ
142,9 m3 gỗ các loại; tổ chức 5 đợt kiểm tra, truy quét việc khai thác khoáng
sản trái phép và kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản
trên địa bàn.
Về thực hiện Chương trình xây
dựng nông thôn mới, đến nay tổng số tiêu chí đạt được 84 tiêu chí, trung bình
7,6 tiêu chí/xã. Đã nghiệm thu và chi trả tiền hỗ trợ thực hiện việc bố trí,
sắp xếp dân cư theo Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh với kinh phí 3.829 triệu
động/298 hộ. Thẩm định và chi trả bồi thường hỗ trợ GPMB đối với 23 công
trình/604 hộ bị ảnh hưởng, tổng kinh phí thực hiện là 27,2 tỷ đồng/140,5 ha;
cấp 108 Giấy chứng nhận QSD đất, với 85,38 ha.
Tổng giá trị sản xuất Công
nghiệp – Xây dựng 9 tháng đầu năm ước đạt 1.329 tỷ đồng, tăng 6,28% so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản lượng
điện của Nhà máy thủy điện ĐăkMi3, ĐăkMi4, ĐăkSa ước đạt trên 745 triệu KWh,
doanh thu trên 648 tỷ đồng. Đã cấp 25 giấy phép xây dựng nhà ở trên địa bàn thị
trấn Khâm Đức. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trên địa bàn
153.900 triệu đồng/67 công trình mới, thanh toán nợ 47 công trình, tỷ lệ giải
ngân 45%. Vốn trái phiếu chính phủ là 14.937 triệu đồng, giải ngân đạt 47% KH.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường ước đạt 201 tỷ đồng, tăng 10,7% so với
cùng kỳ. Tổng thu ngân sách do kinh tế phát sinh trên địa bàn 9 tháng đầu năm
ước đạt 195 tỷ đồng, đạt 94,5% KH tỉnh giao, đạt 93,5% dự toán huyện giao. Tổng
chi ngân sách huyện ước đạt 215.787 triệu đồng, đạt 61,6% dự toán.
2.6 CƠ SỞ HẠ TẦNG:
- Cơ sở hạ tầng được xây dựng
đồng bộ:
+ 100% số xã đều có đường ô tô vào trung tâm xã; 100% số thôn, làng có điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
CHƯƠNG 3:
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TUYẾN
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
3.1. HIỆN TRẠNG TUYẾN:
3.1.1 Bình diện các đoạn tuyến:
-
Đoạn tuyến Km1365
- Km1365+200; Km1365+600-Km1368; Km1369-Km1369+200; Km1370-Km1370+700;
Km1370+800-Km1371 thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Địa hình đồi núi dốc
và nhiều đường cong nguy hiểm. Dân cư sinh sông thưa thớt dọc 2 bên đoạn tuyến.
3.1.2 Trắc dọc,
trắc ngang tuyến:
- Tổng chiều dài khảo sát L = 3746.62 m.
- Bề rộng nền đường rộng Bn = 8-9m, mặt đường rộng trung bình Bm =7m
(không kể mở rộng đường cong và nút giao). Hai bên tuyến có rãnh dọc hình
thang đá hộc xây và hộ lan mềm. Lề đường tại các đoạn có rãnh và hộ lan mềm đã
được gia cố bằng BT.
3.1.3. Nền, mặt đường:
a. Hư hỏng mặt đường:
- Mặt đường
bị rạn nứt với các hình thức như: Nứt dọc vệt xe, nứt thành các mảng, mạng
lưới, mức độ hư hỏng ở mức vừa, một số đoạn có mức độ nặng do đã lan rộng.
Nguyên nhân chủ yếu do tải trọng nặng trùng phục tích luỹ gây ứng suất kéo uốn
và hiện tượng mỏi của BTN, dẫn đến rạn nứt mặt đường. Hiện tại, trên toàn bộ bề
rộng mặt đường làn xe cơ giới của đoạn tuyến mặc dù đã được cắt vá sửa chữa
song tiếp tục rạn nứt hư hỏng phản ảnh lên bề mặt.
- Mặt đường
bị bong tróc nhựa kết hợp rạn nứt: Loại hình thức hư hỏng ít phổ biến trên đoạn
tuyến khảo sát. Nguyên nhân do mặt đường chịu tác động của nhiệt độ cao, liên
tục và trong thời gian dài làm nhựa trong hỗn hợp bê tông nhựa bị chảy và nổi
lên trên dính bám vào lốp xe gây lột nhựa trên bề mặt.
- Các đoạn
Km1366+300-Km1366+536; Km1366+692-Km1367+080; Km1367+440-Km1367+795 ;
KmKm1370+210-Km1370+502; Km1370+518-Km1370+630: Mặt đường đã được láng nhựa bảo
trì 1-2 lớp, tuy nhiên đã bị rạn nứt, bong tróc, bạc đầu; mặt BTN cũ phía dưới
đã bị hư hỏng rạn nứt nặng.
STT |
Dạng hư hỏng |
Diện tích hư hỏng |
Hình ảnh minh họa |
1 |
Nứt mai rùa dạng (L) |
1277.10 (m2) |
|
2 |
Nứt mai rùa dạng (M) |
6872.78 (m2) |
|
3 |
Nứt mai rùa dạng (H) |
8024.71 (m2) |
|
4 |
Đẩy trồi nhựa, dồn u |
86.98 (m2) |
|
-
Chi
tiết hư hỏng như sau:
Stt |
Dạng
hư hỏng |
Km1365+160
– Km1371+00 |
Tỷ
lệ % hư hỏng |
1 |
Nứt rạn mai rùa (L) (m2) |
1277.10 |
5.65% |
2 |
Nứt rạn mai rùa (M) (m2) |
6872.78 |
30.39% |
3 |
Nứt rạn mai rùa (H) (m2) |
8024.71 |
35.49% |
4 |
Đẩy trồi nhựa, dồn u (m2) |
86.98 |
0.38% |
5 |
Bong tróc mặt đường (m2) |
250.30 |
1.11% |
TỔNG |
16511.86 |
73.02% |
b. Hư hỏng mặt đường BTXM:
Đoạn
Km1366+536 - Km1366+607 Kết cấu mặt đường BTXM, mặt đường xuất hiện hư hỏng cục
bộ như: Các tấm BTXM bị nứt vỡ hoàn toàn, nứt lớn, nứt chia tấm làm 2 hay 3
phần và khe co ngang, khe dọc bị bong bật nhựa chèn khe,
STT |
Dạng hư hỏng |
Diện tích hư hỏng |
Hình ảnh minh họa |
1 |
Nứt vỡ hoàn toàn, nứt lớn, nứt chia tấm làm 2 hay 3 |
322.06 (m2) |
|
c. Đào hố kết cấu:
Các hố
đào kết cấu được thực hiện tại vị trí nằm trong làn xe cơ giới, vị trí được lựa
chọn có các hình thức hư hỏng đặc trưng, kích thước hố (0,5x0,5)m. Tại các hố
đào tiến hành đo chiều dày, quan sát mô tả loại và tình trạng làm việc của các
lớp kết cấu nền mặt đường. Số lượng hố đào được thực hiện là 03 hố. Kết quả kiểm tra kết cấu móng mặt đường trong 03 hố đào cho thấy
chiều dày lớp BTN dày trung bình khoảng ~7cm bên dưới là móng. Qua kết quả hố
đào nhận thấy hiện tại lớp BTN khô cứng, rời rạc dính bám kém. Cụ thể hố đào
kết cấu như sau:
Stt |
Lý trình |
Vị trí |
Cách tim (m) |
Kết cấu |
Ghi chú |
|
Trái |
Phải |
|||||
I |
Km 1365+600 ÷ Km1371+00 |
|
||||
1 |
Km1366+350 |
|
x |
1.0 |
Lớp 1: BTN dày 7.5cm; |
Nứt nẻ, rời rạc |
Lớp 2: CPĐD dày 18cm; |
Màu xám xanh |
|||||
Lớp 3: CPĐD dày 18.5cm; |
Màu xám vàng |
|||||
Lớp 4: Đất nền dày >10cm; |
Đất nền màu đỏ |
|||||
2 |
Km1367+60 |
x |
|
3.2 |
Lớp 1: BTN dày 7.1cm; |
Khô cứng |
Lớp 2: CPĐD dày 17.5cm; |
Màu xám xanh |
|||||
Lớp 3: CPĐD dày 18cm; |
Màu xám vàng |
|||||
Lớp 4: Đất nền dày >10cm; |
Đất nền màu đỏ |
|||||
|
|
|
|
|
Lớp 1: BTN dày 7.8cm; |
Nứt nẻ, rời rạc |
|
|
|
|
|
Lớp 2: CPĐD dày 18cm; |
Màu xám xanh |
3 |
Km1369+550 |
x |
|
3.15 |
Lớp 3: CPĐD dày 18cm; |
Màu xám vàng |
|
|
|
|
|
Lớp 4: Đất nền dày >10cm; |
Đất nền màu đỏ |
d. Đo môđun đàn hồi mặt đường bằng cần Benkelman:
-
Đo
mô đun đàn hồi mặt đường. Chi tiết mô đun đàn hồi các .phân đoạn như sau:
STT |
Đoạn
đo |
Vị
trí |
Độ
võng đặc trưng (0,01mm) |
Mô
đun đàn hồi ( MPa) |
Khối
lượng (Điểm) |
||
1 |
Km1365+000 |
- |
Km1367+800 |
T+P |
92.17 |
138.80 |
8 |
2 |
Km1367+000 |
- |
Km1368+00 |
T+P |
93.45 |
136.89 |
8 |
3 |
Km1369+00 |
- |
Km1369+200 |
T+P |
92.91 |
138.25 |
2 |
4 |
Km1370+00 |
- |
Km1371+000 |
T+P |
92.91 |
137.69 |
6 |
- Kết quả đo mô
đun đàn hồi đặc trưng mặt đường cũ các đoạn tuyến bằng cần Benkelman cho kết
quả từ Eđh= 136.89 Mpa đến Eđh = 138.80 Mpa. Từ kết quả
đo mô đun đàn hồi ta nhận thấy cường độ của kết cấu áo đường đoạn tuyến thấp
hơn mô đun đàn hồi thiết kế ban đầu (Eyc >140 Mpa). Điều
đó chứng tỏ kết cấu áo đường trên đoạn tuyến này, không chịu được tải trọng lớn
ngày càng tăng, dẫn đến việc mặt đường bị hư hỏng nặng biến dạng gây khó khăn
cho các phương tiện tham gia giao thông.
3.1.4
Hệ thống thoát nước:
- Thoát
nước ngang tuyến: Hiện tại hệ thống thoát nước ngang bao gồm hệ thống 12 cống
ngang đường và 04 cầu đều đảm bảo thoát nước tốt.
- Thoát
nước dọc tuyến: Hai bên tuyến đã có hệ thống rãnh dọc hinh thang
KT(0.4x0.4x1.2)m bằng đá hộc xây cơ bản đảm bảo khả năng thoát nước trên tuyến.
Tuy nhiên có một số vị trí đã bị hư hỏng cục bộ.
3.1.5 Hệ thống các cầu:
- Trên tuyến có 4
cầu BTCT. Hiện tại khe co giãn cao su tại cầu Km1367+981.25 và cầu Km1370+510;
cầu Km1370+917 bị bong bật nặng; bê tông khe co giãn bị nứt vỡ cục bộ.
- Lớp phủ mặt cầu
tại cầu Km1366+654 và cầu Km1367+981.25 bị rạn
nứt mai rùa nặng.
Khe
co giãn cao su tại mố bị bong bật nặng
Lơp phủ mặt cầu
bị rạn nứt mai rùa nặng
3.1.5 Hệ thống
ATGT: Vạch Hệ thống
vạch sơn trên đoạn tuyến hiện tại đã bị mờ, bong tróc; một số vị trí đã mờ hoàn
toàn không còn phát huy tác dụng ATGT. Cụ thể như sau:
STT |
Vạch sơn |
Hiện trạng |
Hình ảnh minh họa |
1 |
Tim đường Phân chia làn xe chạy cùng chiều |
Bong mờ |
|
2 |
Giới hạn mép ngoài phần đường xe
chạy |
Mờ, bong tróc |
|
3 |
Vạch cảnh báo giảm tốc |
Bong mờ |
|
- Biển báo hiệu đường bộ: Hiện tại
một số mặt biển đã bị bong mờ, mất phản quang, cột biển báo bị mờ sơn.
3.2. SỰ
CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ:
Đường Hồ
Chí Minh là tuyến giao thông huyết mạch trải dọc theo chiều dài đất
nước. Việc đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn tuyến có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng tới sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, ổn định chính trị và an
ninh quốc phòng của khu vực Miền Trung. Việc phải gánh chịu một lượng
giao thông ngày càng tăng đã làm các đoạn tuyến trên tuyến thuộc địa bàn
tỉnh Quảng Nam bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi khí hậu khắc nghiệt khu vực duyên hải miền Trung với những
ngày nắng nóng kéo dài với nhiệt độ cao đã làm nhiều đoạn tuyến bị hư
hỏng như (Rạn nứt mai rùa, nứt đơn dọc, ngang, bong tróc, mặt nhựa bị lão
hóa…) đang có hiện tượng xuống cấp. Qua kết quả khảo sát đoạn tuyến Km1365+000
– Km1371+000 nhận thấy:
- Mặt đường bị rạn nứt mai rùa: Đối với các hư
hỏng mặt đường rạn nứt mai rùa dạng L (Dạng nhẹ) nếu không kịp thời sửa chữa,
để về lâu dài sẽ phát sinh thành rạn nứt mai rùa dạng M (Dạng vừa). Các dạng hư
hỏng rạn nứt mai rùa dạng M (Dạng vừa) về lâu dài dưới sự ảnh hưởng của khí hậu
khắc nghiệt khu vực Miền Trung và lưu lượng tham gia giao thông trên tuyến ngày
càng tăng nhanh sẽ phát sinh thành rạn nứt mai rùa dạng H (Dạng nặng). Dạng hư
hỏng rạn nứt mai rùa nặng làm cho các phương tiện lưu thông không êm thuận và
rất dễ phát sinh thành hư hỏng dạng sình lún nếu có mưa bão kéo dài làm nước
ngấm xuống nền đường. Nguyên nhân chủ yếu do tải trọng nặng trùng phục tích luỹ
gây ứng suất kéo uốn và hiện tượng mỏi của BTN, dẫn đến rạn nứt mặt đường.
- Mặt đường bị bong tróc, bong bật nhựa: Loại
hình hư hỏng ít phổ biến trên đoạn tuyến khảo sát. Nguyên nhân do mặt đường
chịu tác động của nhiệt độ cao, liên tục và trong thời gian dài làm nhựa trong
hỗn hợp bê tông nhựa bị chảy và nổi lên trên dính bám vào lốp xe gây lột nhựa
trên bề mặt.
- Theo kết quả đào hố kiểm tra kết cấu trên
đoạn tuyến nhận thấy: Kết cấu móng mặt đường trong 03 hố đào cho thấy chiều dày
lớp BTN dày trung bình khoảng 7cm bên dưới là móng CPĐD dày 36cm. Qua kết quả
hố đào nhận thấy lớp BTN khô cứng, rời rạc dính bám kém. Mặt khác, nhiệt độ mặt
đường trong mùa nắng nóng luôn duy trì ở mức cao làm cho cường độ lớp BTN mặt
đường suy giảm, ứng suất chống cắt trượt trong bản thân lớp vật liệu BTN giảm.
Kết hợp với kết quả đo mô đun đàn hồi trên đoạn tuyến yếu, kết quả đo mô đuyn
đàn hồi đặc trưng mặt đường cũ các đoạn tuyến bằng cần Benkelman cho kết quả
từ Eđh= 136.8 Mpa đến Eđh = 138.8 Mpa. Từ kết quả đo mô đun đàn hồi ta nhận
thấy cường độ của kết cấu áo đường đoạn tuyến không đảm bảo so với cường độ
thiết kế của đường ban đầu Etk = 140 Mpa. Điều đó chứng tỏ kết cấu áo đường
trên đoạn tuyến này, không chịu được tải trọng lớn ngày càng tăng, dẫn đến việc
mặt đường bị hư hỏng nặng, không chịu được tải trọng và lưu lượng trên đoạn
tuyến ngày càng tăng trong những năm gần đây đặc biệt là các xe tải trọng lớn
(xe tải nặng từ 3 đến 4 trục chiếm >30% lưu lượng xe lưu thông trên tuyến)
làm cho các phương tiện lưu thông không êm thuận.
- Hệ thống vạch trên đoạn tuyến đã bị mờ,
một số vị trí bị bong tróc hoàn toàn, không còn phát huy tác dụng của vạch sơn,
không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.
Vì vậy, để đảm bảo cho
các phương tiện tham gia lưu thông thuận tiện và thông suốt, hạn chế các hư
hỏng phát sinh trên tuyến, tăng khả năng khai thác của đoạn tuyến, cần sửa chữa
triệt để các hư hỏng cục bộ, thảm một lớp BTN bảo trì mặt đường, đồng thời sửa
chữa và hoàn thiện hệ thống ATGT.
QUY MÔ XÂY DỰNG
Trên cơ sở Quyết định số Quyết định số 2765/QĐ-TCĐBVN
ngày 16/8/2019 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc cho phép chuẩn bị đầu tư
công trình sửa chữa trên hệ thống quốc; Giao Cục QLĐB III làm Chủ đầu
tư.
1. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
Sữa chữa
mặt đường đoạn Km1365+000 – Km1371+000 đường Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam; hoàn
thiện hệ thống ATGT phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo an toàn giao
thông, vệ sinh môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác của đoạn tuyến
và kéo dài tuổi thọ công trình phù hợp với nguồn vốn được giao..
2. Nội dung và quy mô đầu tư:
Trên
cơ sở hiện trạng hư hỏng của đoạn tuyến và nguồn vốn được giao, sửa chữa các hư
hỏng cục bộ và bảo trì mặt đường, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông của
đoạn tuyến.
CHƯƠNG 5:
GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THIẾT
KẾ
5.1. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
Sửa chữa triệt để hư hỏng
mặt đường, thảm BTN mặt đường nhằm đảm bảo cho xe cộ lưu thông êm thuận, an
toàn.
5.1.1 Giải pháp sửa
chữa mặt đường:
Trên cơ sở hiện trạng nền, mặt
đường hiện tại, tiến hành sửa chữa như sau:
- Đối với các đoạn mặt
đường BTN bị hư hỏng cục bộ diện tích lớn, kéo dài liên tục (Km1365+600 –
Km1365+725; Km1366+180 – Km1366+536; Km1366+607 – Km1368+00; Km1369+00 –
Km1369+200; Km1370+00 – Km1370+700; Km1370+800 – Km1371+00) tiến hành sửa chữa
bằng phương pháp cào bóc tái sinh nguội tai chỗ (KC1) cụ thể như sau:
- Tiến hành cào bóc lớp kết
cấu cũ hư hỏng dày 18cm (bao gồm 7cm BTN cũ +11cm CPĐD) , tái sinh nguội tại
chỗ bằng xi măng hàm lượng 1% và bi tum bọt hàm lượng 2.7%; Sau đó san rải, lu
lèn đầm chặt hỗ hợp tái sinh nguội theo độ dốc ngang thiết kế.
- Đồi với các đoạn mặt
đường BTXM bị hư hỏng (Km1366+536 – Km1366+607)tiến hành sửa chữa cụ thể như
sau:
- Sửa chữa các tấm bê tông
xi măng bị nứt vỡ hoàn toàn, nứt lớn: Đập phá bỏ toàn bộ diện tích tấm bê tông
xi măng bị hư hỏng dày 22cm, đào lớp móng cấp phối đá dăm dày 15cm và lớp đất
nền đường cũ dày 17cm; lu lèn, đầm chặt đất nền đường cũ đảm bảo độ chặt K >
0,98, hoàn trả lại móng, mặt đường với kết cấu (KC2) sau:
+
BTXM M350 dày 24cm (có phụ gia siêu hóa dẻo, tăng cường độ ban đầu);
+
Lớp phân cách bằng giấy dầu;
+
Lớp móng BTXM M150 dày 20cm;
+
Lớp móng cấp phối đá dăm loại I dày 10cm;
- Bổ sung khe co ngang
(hoặc khe dọc) mới tại các vị trí tiếp xúc với phần còn lại của tấm bê tông
hiện trạng mặt đường. Thay thế các thanh thép truyền lực với tấm cũ đã bị gỉ,
gãy.
- Sửa chữa các tấm có khe
dọc và khe ngang bị bong bật nhựa: Chèn matit các khe co ngang (hoặc khe dọc)
sử dụng matit chuyên dụng thi công nóng.
- Mở rộng mặt đường về phía
bụng đường cong P2 đoạn từ Km1370+62 - Km1370+171 (P) có bán kính R=60m đảm bảo
độ mở rộng theo TCVN4054-05 đạt W=1.5m, Isc= 7% bằng kết cấu từ trên xuống như
sau (KC4):
+ Lớp BTNC hạt trung dày 6cm;(thi công
đồng thời với lớp thảm BTN bảo trì)
+ Tưới nhũ tương thấm bám tiêu chuẩn 1,0
lít/m2;
+ Lớp CPĐD loại I (Dmax=25mm) gia cố xi măng 5% dày 18cm;
+ Lớp CPĐD loại I (Dmax=25mm) dày 18cm;
+ Xáo xới, lu lèn đầm chặt đạt K98 dày
30cm;
- Không tiến hành sửa chữa
đoạn Km1365+0.00- Km1365+200.00 thuộc dư án ”Sửa chữa mặt đường BTXM những vị
trí hư hỏng trong đoạn Km1350+00-Km1365+230, Km1382+00-Km1431+00 đường Hồ Chí
Minh thuộc tỉnh Quảng Nam và tỉnh KonTum“ và đoạn Km1365+725 – Km1366+180 thuộc
dư án “Sửa chữa mặt đường đoạn Km1346-Km1373+200, đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh
Quảng Nam“ do Ban QLDA5 làm Chủ đầu tư đã thi công xong đang trong thời gian
bảo hành.
- Sau khi cào bóc tái sinh
nguội tiến hành tưới nhũ tương dính bám tiêu chuẩn 0,5lit/m2; thảm bảo trì 1 lớp
BTNC hạt trung dày 6cm trên toàn bộ diện tích mặt đường (KC3);
- Vuốt nối về mặt đường cũ hai
đầu các đoạn thảm đảm bảo êm thuận, an toàn giao thông bằng BTNC hạt trung dày
TB 3.0cm.
5.1.2
Lề đường:
- Đối với các đoạn lề hiện
trạng bằng BTXM được vuốt bằng BTXM M200 (các vị trí lề đường tại đường cong
nằm có cùng độ dốc siêu cao và cùng hướng với mặt đường);
- Đối với các đoạn lề hiện
trạng là đất được đắp bù phụ đất đầm chặt đạt K95;
- Đối với các đoạn hộ lan
mềm có lề hiện trạng là đất: tiến hành gia cố lề chân hộ lan bằng BTXM M200 dày
10cm đổ tại chỗ trên lớp đá dăm đệm dày 5cm;
- Lề đường đoạn mở rộng
bụng đường cong đoạn Km1370+61.9 - Km1370+170.9 (P) : Hoàn trả lề gia cố bằng
BTXM M200 dày 18cm đổ tại chỗ trên lớp đá dăm đệm dày 10cm từ mép đường đến mép
rãnh dọc.
5.1.3
Hệ thống rãnh dọc:
- Sửa chữa rãnh dọc bằng đá
hộc xây bị hư hỏng cục bộ: Hoàn trả lại bằng đá hộc xây vữa XM M100 ( đối với
vị trí đá hộc xây bị vỡ) và trát vữa XM M100 dày 2cm (đối với vị trí bong tróc
lớp vữa).
- Hoàn trả rãnh dọc đoạn mở
rộng bụng đường cong Km1370+62 - Km1370+171 (P)
bằng rãnh hình thang KT (40+120)x40cm, thành rãnh bằng các tấm BTXM M200
dày 7cm lắp ghép trên lớp lót VXM M100 dày 2cm, đáy rãnh bằng BTXM M200 đổ tại
chỗ dày 12cm trên lớp lót VXM M100 dày 2cm; chèn khe nối giữa các tấm đan BTXM
bằng VXM M100.
5.1.4
Sửa chữa hư hỏng cầu:
- Thay thế 06 khe co giãn
cao su bị hư hỏng tại cầu Km1367+981.25 và cầu Km1370+510; cầu Km1370+917 bằng
khe co giãn răng lược loại KK-RS22-20A (hoặc khe co giãn có tính năng tương
đương). Bê tông khe co giãn sử dụng vữa Vmat Grout M60 trộn đá 0.5x1 (hoặc
vật liệu có tính năng tương đương).
- Cào bóc lớp phủ mặt cầu
hư hỏng tại cầu Km1366+654 và cầu Km1367+981.25 dày 7cm; Phun chống thấm bản
mặt cầu bằng Chamtec One; tưới nhũ tương dính bám TCN 0,5 lít/m2 và thảm hoàn
trả bằng bê tông nhựa chặt hạt trung dày 7cm.
5.1.5
Hệ thống An toàn giao thông
- Tận dụng hệ thống biển
báo còn tốt, phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN
41:2016/BGTVT;
- Dán lại màng phản quang,
sơn lại cột các biển báo bị mờ;
- Bổ sung các biển cảnh báo
đường cong nguy hiểm tại các vị trí còn thiếu;
- Bổ sung, tháo dỡ lắp đặt
lại đinh phản quang KT 150x140x23mm tại tim đường tại các vị trí còn thiếu,
khoảng cách 12m/ đinh trên đường thẳng và 6m/ đinh trên đường cong nguy hiểm.
- Bổ sung tiêu dẫn hướng
dạng mũi tên chỉ hướng KT(30x50)cm dày 2mm tại lưng các đường cong nguy hiểm,
khoảng cách 24m/đinh.
- Thay thế các đoạn hộ lan
mềm bị hư hỏng, cong vênh, gãy đổ.
- Sửa chữa lại các cột KM
bằng tôn có sơn phản quang.
- Bổ sung, sơn hoàn trả hệ
thống các vạch sơn tín hiệu, vạch sơn giảm tốc bằng sơn dẻo nhiệt phản quang
theo yêu cầu kỹ thuật về sơn tín hiệu giao thông TCVN 8791:2011 và theo quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT và hướng dẫn tại văn
bản số 4270/TCĐBVN-ATGT ngày 11/8/2016 của Tổng cục ĐBVN;
- Yêu cầu đảm bảo giao
thông và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công theo quy định hiện
hành.
-
Lưu ý: Trong thành phần BTN chặt hạt trung sử
dụng thêm phụ gia Phụ gia SBS (Styrene- Butadiene- Styrene).
5.2.
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG, ĐẢM BẢO GIAO THÔNG:
1. An
toàn lao động:
- Đảm bảo an toàn giao thông theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu
đường bộ: QCVN 41:2016/BGTVT.
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy công trường và các quy định hiện hành
của Nhà nước về an toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho tất
cả mọi người khi tham gia thi công công trình.
- Bố trí thời gian thi công
hợp lý để đẩy nhanh tiến độ mà vẫn đảm bảo an toàn lao
động.
-
Ban hành quy định kỹ thuật thi công cho dự án, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và
giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công.
- Nhà thầu cần có biện pháp bảo vệ an
toàn cho lực lượng thi công và nhân dân địa phương, cũng như máy móc thiết bị
và các công trình đã có gần công trường xây dựng.
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy định và điều lệ về an toàn
phòng chống cháy nổ đặc biệt chú ý những vị trí như kho bãi tập
kết chứa các vật liệu dễ cháy.
- Do điều kiện hai bên tuyến có hệ thống cáp quang, điện sáng... vì vậy đơn
vị thi công cần chú ý để đảm bảo an toàn và không làm hư hỏng các hệ thống
trên.
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy công trường và các quy định hiện hành
của Nhà nước về phòng chống cháy nổ.
2.
Vệ sinh môi trường:
- Khi thi công các công việc như đào đất,
đắp đất, vận chuyển thiết bị, vật liệu phải có thiết bị che chắn hợp lý và đổ
đất thải đúng vị trí bãi thải.
- Bố trí giờ thi công hợp lý giảm thiểu
tiếng ồn.
- Bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh.
- Khi thi công mặt đường
đá dăm láng nhựa: Yêu cầu nhà thầu phải có máy đốt nhựa và xe tưới nhựa chuyên
dùng, không được sử dụng thùng đốt bằng củi, cao su.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT
ngày 06/4/2010 của Bộ giao thông vận tải về bảo vệ môi trường trong phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông.
3. Đảm bảo
giao thông:
- Thực hiện tổ chức thi công và đảm bảo giao thông trong suốt quá trình thi
công công trình theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2010; Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư
39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của NĐ
11/2010/NĐ – CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Vì đoạn tuyến thi công là trên nền đường cũ vì vậy
khi thi công tổ chức như sau: Thi công 1/2 nền đường, 1/2 nền đường còn
lại nhà thầu tổ chức giao thông đi lại, vừa thi công vừa phải đảm bảo an
toàn giao thông. Thi công từng đoạn một, cuốn chiếu, hoàn thành thì chuyển sang đoạn thi công tiếp theo.
-
Tổ chức mũi thi công có chiều dài không quá 300m được bố trí gồm: Hàng cọc tiêu, dây phản quang, biển báo
công trường, biển báo giảm tốc độ, người điều tiết giao thông và đèn tiến hiệu
cảnh báo giao thông trong quá trình thi công.
CHƯƠNG 6:
CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ
TÁI ĐỊNH CƯ
(Dự án thực hiện trên phạm vi
đường cũ, không GPMB )
CHƯƠNG 7:
TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG
7.1. NHỮNG CĂN CỨ TỔ CHỨC THI
CÔNG:
- Căn cứ hồ sơ dự
án đã được duyệt.
- Căn cứ tài liệu
khảo sát.
- Căn cứ những giải
pháp sử dụng vật liệu và kết cấu.
- Căn cứ định mức ca máy, vật liệu, nhân lực hiện
hành đang áp dụng ở Việt Nam.
- Khối lượng các hạng mục chủ
yếu.
- Tổng mặt bằng xây
dựng, trong đó có các nội dung sau: Vị trí công trình xây dựng; Vị trí các mỏ
vật liệu; Vị trí đổ đất thừa; Sơ đồ mạng lưới giao thông hiện tại, đường vận
chuyển vật liệu đến công trình.
- Quy trình thi
công và nghiệm thu hiện hành.
7.2. TRÌNH TỰ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
7.2.1.
Công tác chuẩn bị
- Xây dựng văn phòng: Văn phòng Tư vấn giám sát,
văn phòng Ban điều hành Nhà thầu, phòng thí nghiệm
hiện trường.
- Xây dựng lán trại, kho
bãi.
- Điều tra phong tục tập
quán địa phương, điều tra tình hình khí hậu thuỷ văn tại tuyến đường…
- Đặt đường dây điện
thoại giữa công trường với các đơn vị thi công.
- Cung cấp năng lượng,
điện, nước cho công trường.
- Chuẩn bị máy móc,
phương tiện vận chuyển và các phương tiện sửa chữa các loại máy móc xe cộ.
- Chuẩn bị nhân lực thi
công và sửa chữa cơ khí.
7.2.2.
Nhà cửa tạm thời
- Nhà ở của công nhân, cán bộ nhân viên phục vụ các
đơn vị thi công.
- Nhà ăn, nhà tắm.
- Các nhà làm việc của ban chỉ huy công trường và các
đội thi công.
- Nhà kho các loại.
- Nhà sản xuất để
bố trí các xưởng sản xuất, trạm sửa chữa.
- Diện tích khu lán
trại công nhân lấy rộng bằng 6 lần diện tích ở, có thể xây dựng nhà cửa tạm
thời phương án sau:
+ Lán trại bằng vật
liệu địa phương.
+ Làm các nhà lắp
ghép có thể tháo ra và sử dụng lại.
+ Dùng các nhà lưu
động kiểu xe rơ moóc.
+ Thuê mượn nhà của
các cơ quan và nhân dân địa phương.
7.2.3. Thông tin liên lạc, điện, nước...
- Cần phải tổ chức thông tin liên lạc thông suốt trong
quá trình thi công giữa các đơn vị, các xí nghiệp và các cơ quan hành chính.
- Cung cấp năng lượng và nước cho công trường.
- Cung cấp điện
năng: Cung cấp điện năng để phục vụ cho các trạm trộn, lán trại phục vụ thi
công.
- Cấp nước: Xây
dựng bể chứa, đường ống dẫn, lắp đặt máy bơm để cấp nước từ các suối vào bể.
7.2.4.
Tổ chức giao thông khi thi công
- Cơ bản sử dụng hệ thống đường hiện tại để làm đường
công vụ vận chuyển vật liệu cho thi công.
- Trước khi thi công Nhà thầu phải thoả thuận với cơ quan quản lý
đường bộ có thẩm quyền về phương án, biện pháp tổ chức thi công đảm bảo ATGT.
- Đường tạm và hệ thống báo hiệu đảm bảo ATGT phải được hoàn thành
trước khi thi công.
- Trong suốt quá trình thi công, nhất thiết phải có người cảnh giới,
hướng dẫn giao thông, tránh ùn tắc, đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn
tuyến.
7.2.6.
Trình tự thi công
Bước 1: Thi công sửa chữa cầu.
Bước 2: Cào bóc tái
sinh nguội lớp BTN bị hư hỏng.
Bước 3: Thi công thảm
mặt đường.
Bước 4: Thi công
các hạng mục an toàn giao thông và hoàn thiện
7.3. TỔ CHỨC THI CÔNG CHỦ ĐẠO:
7.3.1. Nguyên
tắc thiết kế.
- Tận dụng dùng cơ giới ở
nơi có khối lượng tập trung, những nơi khối lượng không tập trung kết hợp
giữa cơ giới và thủ công.
- Tất cả các hạng mục thi
công đều phải tuân theo qui trình thi công và nghiệm thu hiện hành.
- Máy thi công nền đường
gồm: ôtô, máy ủi, máy xúc, máy san, máy rải, máy lu công suất lớn v.v...
- Do công trình xây dựng
nằm ở khu vực có dân cư sinh sống nên vị trí đổ đất thừa phải đảm bảo không ảnh
hưởng tới xung quanh và có thể kết hợp để san lấp cho một số vị trí trong khu
vực.
- Nhà thầu thi công phải
có quy định và biện pháp tổ chức giao thông trong quá trình thi công nhằm đảm
bảo an toàn giao thông trong nội bộ công trường và trong khu vực.
- Phải có các quy định về
bảo vệ môi trường trong quá trình thi công như: chống ô nhiễm nguồn nước, không
khí, chống ồn, chống bụi, chống lún và phá hoại các công trình lân cận hiện có.
- Trong quá trình thi
công cần có phương án đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Do khối lượng công việc trải dài trên toàn tuyến tính chất không
tập chung vì vậy trong quá trình thi công phải có biện pháp thi công
hợp lý phải thi công cuốn chiếu, thi công 1/2 nền đường, 1/2 nền đường còn
lại nhà thầu tổ chức giao thông đi lại, vừa thi công vừa phải đảm bảo an
toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên tuyến.
7.3.2. Phương pháp tổ chức thi công.
Tổ chức thi công theo phương pháp hỗn hợp, trong đó:
- Công tác chuẩn bị, xây dựng công trình trên đường,
xây dựng nền đường: Thi công theo phương pháp song song.
- Làm móng mặt đường, thi công mặt đường: Theo phương
pháp dây chuyền.
- Những đoạn tuyến
qua nền hẹp, phức tạp, các công trình cống ưu tiên thực hiện trước.
7.3.3.
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết:
- Căn cứ vào những nguyên tắc trên Nhà thầu thi công
phải thiết kế tổ chức thi công chi tiết và phải được sự chấp thuận của chủ đầu
tư và tư vấn giám sát.
- Thi công và nghiệm thu theo quy trình, quy phạm hiện
hành.
7.4. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ CÀO BÓC TÁI SINH NGUỘI
7.4.1. Thi công cào bóc tái sinh nguội mặt đường:
a. Tổng quan về công nghệ:
Tầm quan trọng của công
tác sửa chữa đường kịp thời là nhằm duy trì chất lượng giao thông tốt nhất có
thể. Mức độ xuống cấp của đường được biểu thị thông qua chất lượng giao thông,
chất lượng giao thông càng thấp bao nhiêu thì độ xuống cấp của đường càng
nhanh, càng lớn bấy nhiêu. Khi chất lượng giao thông bị giảm đi, thì các biện
pháp xử lý mặt đường càng trở nên quan trọng, và kinh phí cho các biện pháp xử
lý đó sẽ tăng lên rõ rệt.
Các
biện pháp thường dùng để cải tạo sửa chữa hư hỏng mặt đường bao gồm:
-
Xây dựng lại toàn
bộ: Khi việc phục hồi được kết hợp với việc nâng cấp nhằm yêu cầu các thay đổi
quan trọng trong việc bố trí các làn xe trên đường, tức là phá bỏ toàn bộ mặt
đường cũ rồi làm mới từ đầu. Ở những nơi mật độ giao thông cao, đường thường
được xây dựng với sự bố trí các làn xe riêng biệt, sẽ tránh được các vấn đề về
cản trở lưu thông. Tuy nhiên, kinh phí sửa chữa xây dựng lớn.
-
Trải thêm các lớp
phụ (từ vật liệu hạt và bitum) lên trên bề mặt hiện hữu: các lớp asphalt dày
thường là giải pháp dễ dàng nhất đối với vấn đề về cấu trúc khi mật độ giao
thông cao. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ nâng cao độ mặt đường hiện hữu, ảnh
hưởng đến quy hoạch thoát nước và san nền trong các khu vực đường đô thị.
-
Tái chế tới chiều
sâu hư hỏng, bằng cách đó sẽ tạo ra một lớp dày đồng nhất mới, có thể được gia
cố bằng các tác nhân ổn định hóa. Các lớp thêm vào có thể nằm trên cùng của lớp
tái chế móng đường được nâng cấp một cách thích hợp. Các tác nhân ổn định hóa
thường được thêm vào vật liệu tái chế, đặt biệt là những nơi mà vật liệu trong
móng đường hiện hữu nằm ở sát mép và cần phải được gia cố. Mục đích của việc
tái chế là tăng tối đa độ che phủ cho mặt đường hiện có. Ngoài việc tận dụng
vật liệu ở các lớp trên cùng của đường là cấu trúc của nền đường bên dưới lớp
tái chế không bị xáo trộn.
Các biện pháp
sửa chữa mặt đường
Xử lý mặt đường bằng tái sinh nguội
-
Mục đích của việc
lựa chọn các phương án sửa chữa mặt đường khác nhau là nhằm xác định giải pháp
đạt được hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế và đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ
thuật.
b. Máy cào
bóc tái sinh chuyên dụng:
* Định nghĩa: Là loại máy tự hành có thể tiến hành đồng thời 02 chức năng là phá vỡ
kết cũ, làm tơi vật liệu và trộn vật liệu để phục vụ tái sinh nguội tại chỗ.
* Sơ lược về cấu
tạo và vận hành:
-
Bộ phận chính của thiết bị tái chế là trống cào bóc
và rotor nghiền và trộn được trang bị nhiều dao cắt đặc biệt. Rotor (trống)
quay về phía trước, nghiền vật liệu từ mặt đường hiện hữu, minh họa hình trên.
Quy trình tái chế
-
Khi máy chuyển
động về phía trước với trống quay, nước từ thùng chứa nối với máy sẽ đi qua ống
mềm và phun vào buồng trộn của máy. Tốc độ cấp nước được định lượng chính xác
thông qua bộ vi xử lý điều khiển hệ thống bơm và trống quay phối trộn nước đồng
đều với vật liệu tái chế để đạt được hàm lượng ẩm cần thiết cho độ nén chặt
cao. bitum bọt được đưa trực tiếp vào buồng trộn theo cách thức tương tự. Các
tác nhân hay vật liệu gia cố ổn định hóa dạng bột, chẳng hạn như xi măng,
thường được rãi lên bề mặt đường hiện hữu phía trước máy tái chế. Máy đi qua
lớp xi măng này, trộn đều với cốt liệu hiện hữu đã cào và đánh tơi lên đồng
thời nước phun đều lên cả vật liệu, tất cả chỉ trong một chu kỳ đơn nguyên.
-
Cụm máy tái chế
có thể có cấu hình khác nhau, tùy thuộc vào ứng dụng tái chế và loại phụ gia để
gia cố. Tùy từng trường hợp thiết kế khác nhau, mà máy tái chế hoạt động như
đẩy hoặc kéo các trang thiết bị được nối kết, bằng các thanh đẩy hoặc kéo. Vật
liệu sau khi cào bóc và nghiền đều trong buồng trộn được đưa vào máy rải và rải
ra mặt đường. Vật liệu này, sau đó được làm phẳng bằng máy san, trước khi đầm
nén hoàn tất bằng cách dùng cả lu rung và lu bánh lốp.
-
Các phụ gia và
vật liệu gia cố thường dùng trong tái chế bao gồm: xi măng, nước, bitum bọt.
c. Công nghệ cào
bóc tái sinh nguội tại chỗ:
-
Sử dụng máy cào bóc tái sinh chuyên dụng để phá vỡ
kết cấu, làm tơi các lớp vật liệu của áo đường cũ, đồng thời trộn hỗn hợp vật
liệu cũ với vật liệu gia cố để tạo thành hỗn hợp vật liệu tái sinh.
d. Vật liệu gia
cố:
-
Là vật liệu được trộn thêm vào hỗn hợp vật liệu cũ đã
được làm tơi từ kết cấu áo đường để tăng độ ổn định và cường độ cho lớp vật
liệu tái sinh.
-
Sử dụng xi măng kết hợp với bitum bọt khi vật liệu cũ
là móng đường và bê tông nhựa cũ; thường thích hợp với đường có lưu lượng và
tải trọng xe lớn.
Công nghệ cào bóc tái chế nguội thích hợp để cải tạo mặt đường bê tông
nhựa cũ có lớp móng trên bằng cấp phối đá hoặc đá dăm, cuội sỏi hoặc mặt đường
cấp phối đá dăm cũ với chiều sâu tái sinh kết cấu áo đường cũ từ 10cm cho đến
18cm, chất kết dính thường là bi tum bọt có hoặc không có phụ gia xi măng. Công
nghệ này có những ưu điểm:
-
Tiến hành đồng thời với việc cào bóc, phay, trộn,
rải lại và lu lèn bằng một tổ hợp xe máy liên hoàn nên thi công nhanh, chất
lượng tốt và dễ kiểm soát chất lượng;
-
Có thể xử lý triệt để các vết nứt và biến dạng của
lớp mặt đường cũ tạo ra một lớp hỗn hợp vật liệu mới có tính đồng nhất, ổn định
và có khả năng chịu lực cao;
-
Rất thích hợp khi thi công trên đường đang khai
thác, có khả năng cho phép thông xe trực tiếp trên bề mặt lớp tái chế sau 4-5h.
Tận dụng tối đa vật liệu cũ, tái chế lại nên ít phải sử dụng vật liệu bổ sung,
giá thành rẻ hơn so với làm mới; Có thể giữ nguyên cao độ mặt đường cũ (hoặc
tôn cao không đáng kể) do chủ động điều tiết được lượng vật liệu tận dụng; Ít ảnh hưởng đến môi trường do ít phải sử
dụng vật liệu đá bổ sung.
7.4.2. Kết luận:
Công nghệ cào bóc tái chế nguội với các ưu
điểm nổi bật: Có tính kinh tế cao do sử dụng một phần BTN cũ, giảm khối lượng
khai thác và vận chuyển vật liệu mới; Vật liệu mặt đường được tái sử dụng tiết
kiệm được một nguồn tài nguyên có giá trị; Giảm tác động xấu đến môi trường do
khai thác và loại bỏ vật liệu BTN mặt đường cũ; Thời gian thi công nhanh hơn so
với bê tông nhựa nóng thi công theo phương pháp truyền thống (có thể thi công
tại hiện trường theo công nghệ cào bóc tái chế nóng hoặc nguội). Công nghệ này
thích hợp để cải tạo mặt đường bê tông nhựa cũ có lớp móng trên bằng cấp phối
đá hoặc đá dăm, cuội sỏi hoặc mặt đường cấp phối đá dăm cũ, chất kết dính
thường là bi tum bọt có hoặc không có phụ gia xi măng. Do vậy, giải pháp cào bỏ
lớp mặt đường cũ, tận dụng tái chế để sử dụng làm lớp mặt dưới hay lớp mặt trên
cho các tuyến đường có thể xem là giải pháp rất khả thi hiện nay, khi tình hình
nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và vấn đề ô nhiễm môi trường
luôn được toàn thế giới quan tâm. Hiện tại một số công trình sử dụng phương
pháp cào bóc tái chế dùng bitum bọt và xi măng như sau: Gói thầu số 10 thiết kế
và thi công xây dựng công trình đoạn km447+760 – km448+0.00 thuộc công trình
sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường đoạn km445-km503, đường hồ chí minh, tỉnh Thanh Hóa; Công trình sửa
chữa QL1 (đoạn từ Cầu Bình Điền đến Đường Nguyễn Hữu Trí); Tuyến đường Yên Phụ
(hướng từ cầu Long Biên đi đường Thanh Niên); công trình sửa chữa mặt đường đoạn Km1320+365 -
Km1325+150 (làn phải) và đoạn Km1321-Km1321+600, Km1322 - Km1322+100,
Km1322+400 - Km1324+750, Km1325 - Km1325+180 (làn trái), đường Hồ Chí Minh,
tỉnh Quảng Nam; Công trình Sửa
chữa hư hỏng mặt đường các đoạn km1143+270 – km1143+800; km1145+ 300 –
km1146+00; km1147+690 – km1148+00 Quốc lộ 1,tỉnh Bình Định.
7.5. VẬT LIỆU VÀ BÃI THẢI:
7.5.1.
Yêu cầu về nguyên vật liệu:
Tất cả nguyên vật liệu sử
dụng cho công trình đều được thí nghiệm kiểm tra chất lượng phù hợp các tiêu
chuẩn hiện hành và có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
- Cát các loại: Chất lượng
phù hợp với TCVN1770-86, TCVN342-86, TCVN 344-86.
- Xi măng: Chất lượng phù hợp với TCVN 2686-2009,
TCVN6260-2009.
- Thép các loại: Sử dụng thép phù hợp với
TCVN1651-2008.
- Nhựa đường: Chất lượng phù hợp 22TCN6384 và TCVN8818-2011.
- Đá các loại: Chất lượng
các loại đá đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật (thông qua kết quả thí nghiệm) phù hợp
với các tiêu chuẩn hiện hành.
- Đá dăm các loại phù hợp TCVN1771-87 và TCVN1772-87.
- Đất đắp nền: Phù hợp với TCVN2683-2012, TCVN4195-2012 và TCVN4202-2012.
- Nước thi công: Sử dụng
nguồn nước trong khu vực chất lượng nước phù hợp với TCVN 4506-2012.
7.5.2. Bãi thải:
- Vật liệu thải được vận chuyển đổ đúng nơi quy định; Vị
trí đổ thải và cự ly vận chuyển có sơ họa chi tiết kèm theo.
7.6. MỐC CAO ĐỘ:
Hệ cao độ nhà nước Hòn Dấu Hải Phòng.
7.7. MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý
KHI THI CÔNG:
Trong
quá trình thi công các đơn vị tham gia thi công phải tuân thủ chặt chẽ các quy
định sau để đảm bảo giao thông trên đường hiện tại và đảm bảo an toàn lao động.
- Các đơn vị thi
công phải liên tục dọn mặt bằng để cho xe qua lại được.
- Đặc biệt khi thi
công mở rộng nền đường, các đơn vị phải bàn bạc thống nhất biện pháp thi công
chặt chẽ và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đi lại làm
việc trên đoạn tuyến cũng như nhân dân sinh sống xung quanh tuyến.
- Bố trí các biển
báo công trường, biển báo tốc độ, có các hàng rào ngăn cách...để đảm bảo giao
thông.
- Phân công chỉ
đạo, bảo vệ, hướng dẫn người và phương tiện qua lại liên tục trong suốt quá
trình thi công.
- Trong quá
trình thi công các Nhà thầu cần phối hợp với các đơn vị xây dựng cơ bản khác
liên quan đến công trình trong phạm vi thi công để tránh việc xây dựng không
đồng bộ gây lãng phí sau này.
- Trong quá
trình thi công phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy trình, quy phạm hiện hành của
Nhà nước như tiến hành nghiệm thu, lấy mẫu thí nghiệm các hạng mục, giai đoạn…
theo đúng trình tự xây dựng cơ bản hiện hành.
- Đảm bảo môi
trường khi thi công tuyến đường, vật liệu thừa phải được vận chuyển đi đổ đúng
nơi quy định, xe chở vật liệu trong phạm vi đường đô thị phải có bạt che, tránh
xăng dầu chảy ra sông suối .v.v..
- Ban hành quy
định kỹ thuật thi công cho dự án, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và giám sát chặt
chẽ trong quá trình thi công.
- Nhà thầu cần có biện pháp bảo vệ an toàn cho lực
lượng thi công và nhân dân địa phương, cũng như máy móc thiết bị và các công
trình đã có gần công trường xây dựng.
- Thực hiện
nghiêm chỉnh nội quy, quy định và điều lệ về an toàn phòng chống
cháy nổ đặc biệt chú ý những vị trí như kho bãi tập kết chứa các
vật liệu dễ cháy.
- Do điều kiện
hai bên tuyến có hệ thống cáp quang, điện sáng... vì vậy đơn vị thi công cần
chú ý để đảm bảo an toàn và không làm hư hỏng các hệ thống trên.
CHƯƠNG 8:
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
(Được lập và tính trong tập tổng
mức đầu tư)
CHƯƠNG 9:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1 KẾT LUẬN:
1. Tên công trình: Sửa chữa mặt đường các đoạn
Km1365 - Km1365+200; Km1365+600-Km1368; Km1369-Km1369+200; Km1370-Km1370+700;
Km1370+800-Km1371,đường Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam;
2. Cấp thẩm quyền quyết định đầu tư: Tổng Cục đường bộ Việt
Nam.
Chủ đầu tư: Cục Quản lý
đường bộ III. Địa chỉ: 16 Lý Tự Trọng, TP. Đà Nẵng.
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty TNHH đầu tư xây dựng 228
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
Sửa chữa
các hư hỏng mặt đường tạo êm thuận, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông nhằm
duy trì khả năng khai thác của đoạn tuyến.
5. Địa điểm xây dựng: Km1365+000-Km1371+000, huyện Phước Sơn, đường Hồ
Chí Minh, tỉnh Quảng Nam.
6. Diện tích sử dụng đất: Dự án thực hiện trong
phạm vi nền, mặt đường cũ, không chiếm dụng diện tích mới.
7. Nội dung đầu tư xây dựng:
7.1. Giải pháp thiết kế.
7.2.1 Giải pháp sửa chữa nền mặt đường:
Trên cơ sở hiện trạng nền, mặt
đường hiện tại, tiến hành sửa chữa như sau:
- Đối với các đoạn mặt
đường BTN bị hư hỏng cục bộ diện tích lớn, kéo dài liên tục (Km1365+600 –
Km1365+725; Km1366+180 – Km1366+536; Km1366+607 – Km1368+00; Km1369+00 –
Km1369+200; Km1370+00 – Km1370+700; Km1370+800 – Km1371+00) tiến hành sửa chữa
bằng phương pháp cào bóc tái sinh nguội tai chỗ (KC1) cụ thể như sau:
- Tiến hành cào bóc lớp kết
cấu cũ hư hỏng dày 18cm (bao gồm 7cm BTN cũ +11cm CPĐD) , tái sinh nguội tại
chỗ bằng xi măng hàm lượng 1% và bi tum bọt hàm lượng 2.7%; Sau đó san rải, lu
lèn đầm chặt hỗ hợp tái sinh nguội theo độ dốc ngang thiết kế.
- Đồi với các đoạn mặt
đường BTXM bị hư hỏng (Km1366+536 – Km1366+607)tiến hành sửa chữa cụ thể như
sau:
- Sửa chữa các tấm bê tông
xi măng bị nứt vỡ hoàn toàn, nứt lớn: Đập phá bỏ toàn bộ diện tích tấm bê tông
xi măng bị hư hỏng dày 22cm, đào lớp móng cấp phối đá dăm dày 15cm và lớp đất
nền đường cũ dày 17cm; lu lèn, đầm chặt đất nền đường cũ đảm bảo độ chặt K >
0,98, hoàn trả lại móng, mặt đường với kết cấu (KC2) sau:
+
BTXM M350 dày 24cm (có phụ gia siêu hóa dẻo, tăng cường độ ban đầu);
+
Lớp phân cách bằng giấy dầu;
+
Lớp móng BTXM M150 dày 20cm;
+
Lớp móng cấp phối đá dăm loại I dày 10cm;
- Bổ sung khe co ngang
(hoặc khe dọc) mới tại các vị trí tiếp xúc với phần còn lại của tấm bê tông
hiện trạng mặt đường. Thay thế các thanh thép truyền lực với tấm cũ đã bị gỉ,
gãy.
- Sửa chữa các tấm có khe
dọc và khe ngang bị bong bật nhựa: Chèn matit các khe co ngang (hoặc khe dọc)
sử dụng matit chuyên dụng thi công nóng.
- Mở rộng mặt đường về phía
bụng đường cong P2 đoạn từ Km1370+62 - Km1370+171 (P) có bán kính R=60m đảm bảo
độ mở rộng theo TCVN4054-05 đạt W=1.5m, Isc= 7% bằng kết cấu từ trên xuống như
sau (KC4):
+ Lớp BTNC hạt trung dày 6cm;(thi công
đồng thời với lớp thảm BTN bảo trì)
+ Tưới nhũ tương thấm bám tiêu chuẩn 1,0
lít/m2;
+ Lớp CPĐD loại I (Dmax=25mm) gia cố xi măng 5% dày 18cm;
+ Lớp CPĐD loại I (Dmax=25mm) dày 18cm;
+ Xáo xới, lu lèn đầm chặt đạt K98 dày
30cm;
- Không tiến hành sửa chữa
đoạn Km1365+0.00- Km1365+200.00 thuộc dư án ”Sửa chữa mặt đường BTXM những vị
trí hư hỏng trong đoạn Km1350+00-Km1365+230, Km1382+00-Km1431+00 đường Hồ Chí
Minh thuộc tỉnh Quảng Nam và tỉnh KonTum“ và đoạn Km1365+725 – Km1366+180 thuộc
dư án “Sửa chữa mặt đường đoạn Km1346-Km1373+200, đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh
Quảng Nam“ do Ban QLDA5 làm Chủ đầu tư đã thi công xong đang trong thời gian
bảo hành.
- Sau khi cào bóc tái sinh
nguội tiến hành tưới nhũ tương dính bám tiêu chuẩn 0,5lit/m2; thảm bảo trì 1 lớp
BTNC hạt trung dày 6cm trên toàn bộ diện tích mặt đường (KC3);
- Vuốt nối về mặt đường cũ hai
đầu các đoạn thảm đảm bảo êm thuận, an toàn giao thông bằng BTNC hạt trung dày
TB 3.0cm.
7.2.2 Lề đường:
- Đối với các đoạn lề hiện
trạng bằng BTXM được vuốt bằng BTXM M200 (các vị trí lề đường tại đường cong
nằm có cùng độ dốc siêu cao và cùng hướng với mặt đường);
- Đối với các đoạn lề hiện
trạng là đất được đắp bù phụ đất đầm chặt đạt K95;
- Đối với các đoạn hộ lan
mềm có lề hiện trạng là đất: tiến hành gia cố lề chân hộ lan bằng BTXM M200 dày
10cm đổ tại chỗ trên lớp đá dăm đệm dày 5cm;
- Lề đường đoạn mở rộng
bụng đường cong đoạn Km1370+61.9 - Km1370+170.9 (P) : Hoàn trả lề gia cố bằng
BTXM M200 dày 18cm đổ tại chỗ trên lớp đá dăm đệm dày 10cm từ mép đường đến mép
rãnh dọc.
7.2.3 Hệ thống thoát
nước dọc:
- Sửa chữa rãnh dọc bằng đá
hộc xây bị hư hỏng cục bộ: Hoàn trả lại bằng đá hộc xây vữa XM M100 ( đối với
vị trí đá hộc xây bị vỡ) và trát vữa XM M100 dày 2cm (đối với vị trí bong tróc
lớp vữa).
- Hoàn trả rãnh dọc đoạn mở
rộng bụng đường cong Km1370+62 - Km1370+171 (P)
bằng rãnh hình thang KT (40+120)x40cm, thành rãnh bằng các tấm BTXM M200
dày 7cm lắp ghép trên lớp lót VXM M100 dày 2cm, đáy rãnh bằng BTXM M200 đổ tại
chỗ dày 12cm trên lớp lót VXM M100 dày 2cm; chèn khe nối giữa các tấm đan BTXM
bằng VXM M100.
7.2.4 Hoàn thiện hệ
thống an toàn giao thông:
- Dán lại màng phản quang,
sơn lại cột các biển báo bị mờ;
- Bổ sung các biển cảnh báo
đường cong nguy hiểm tại các vị trí còn thiếu;
- Bổ sung, tháo dỡ lắp đặt
lại đinh phản quang KT 150x140x23mm tại tim đường tại các vị trí còn thiếu,
khoảng cách 12m/ đinh trên đường thẳng và 6m/ đinh trên đường cong nguy hiểm.
- Bổ sung tiêu dẫn hướng
dạng mũi tên chỉ hướng KT(30x50)cm dày 2mm tại lưng các đường cong nguy hiểm,
khoảng cách 24m/đinh.
- Thay thế các đoạn hộ lan
mềm bị hư hỏng, cong vênh, gãy đổ.
- Sửa chữa lại các cột KM
bằng tôn có sơn phản quang.
- Bổ sung, sơn hoàn trả hệ
thống các vạch sơn tín hiệu, vạch sơn giảm tốc bằng sơn dẻo nhiệt phản quang
theo yêu cầu kỹ thuật về sơn tín hiệu giao thông TCVN 8791:2011 và theo quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT và hướng dẫn
tại văn bản số 4270/TCĐBVN-ATGT ngày 11/8/2016 của Tổng cục ĐBVN;
- Yêu cầu đảm bảo giao
thông và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công theo quy định hiện
hành.
8. Loại, cấp công trình: Công
trình giao thông đường bộ.
9. Nguồn vốn đầu tư: Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.
10. Thời gian thực hiện dự án: Theo kế hoạch vốn được giao.
9.2 KIẾN NGHỊ:
Công trình: Sửa chữa mặt đường đoạn Km1365+000
- Km1371+000, đường Hồ Chí Minh, Tỉnh Quảng Nam đã được nghiên cứu đầy đủ các nội
dung cho giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, theo quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015 của
Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Kính trình các cơ quan có thẩm quyền
xem xét phê duyệt để triển khai các bước
tiếp theo.
#ThanhVinhCDC #Chuyên #tuvan #Thiếtkế #thietke #Giámsát #giamsat #Côngtrình #congtrinh #xaydung #thuonghieu #0904171599 |
0 comments:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Bạn đã nhận xét